Đã có những phát ngôn nhận định thiên về một "chiến thắng của VN" như của Thiếu tướng Lê Mã Lương là một ví dụ. Có những nhận xét cho rằng TQ rút là để tranh mùa mưa bão, mà cơn bão Ramasun là một ví dụ cụ thể...
Tuy nhiên, nhìn lại toàn cảnh các diễn biến, gần như không thấy ai nói đến hoạt động khác của TQ trong cùng một tổng thể của kế hoạch độc chiếm biển Đông. Trong đó bao gồm việc xây dựng các công trình trên các đảo trong khu vực quần đảo Trường Sa của VN. Vấn đề TQ làm hồ sơ đăng ký di sản con đường tơ lụa trên biển. Cũng không thấy một nhận định nào vế kế hoạch sẽ được đưa ra liên quan sau khi giàn khoan rút đi ngòai cảnh báo của chỉ huy lực lượng CSB.
Nếu nói việc giàn khoan HY 981 vào vùng biển VN là một cuộc chiến xâm lược kiểu mới thì Việt - Trung đã thể hiện gì trong cuộc chiến này?
TQ đã không tiếc tiền khi tiêu tốn không nhỏ trong kế hoạch độc chiếm biển Đông |
Phương tiện cơ giới đang thi công tại đảo Gạc Ma |
Đê bao và cát được bơm lên để xây dựng |
Máy bơm cát cỡ lơn của TQ đag bơm cát lên đảo |
Nếu nhìn nhận về khía cạnh quan hệ chính trị. Vụ giàn khoan dù có rút đi thì nó cũng đã khoét sâu vào quan hệ cục bộ Việt - Trung những vết thương không thể lành sẹo. Sự phẫn nộ, nghi ngờ của người dân chắc chắn không còn cho phép chính quyền VN làm gì mà không xét đến yếu tố phản ứng của dân. Nó không chỉ chấm dứt khẩu hiệu "4 tốt, 16 chữ vàng" mà nó đặt ra một nghi ngờ thù địch. Từ đây, các âm mưu phá hoạt kinh tế bằng các thủ đoạn tung côn trùng, hàng giả, hàng độc hại... vào VN sẽ khó khăn hơn. Các mưu đồ thao túng nội bộ bằng các hoạt động mua chộc ngầm cũng sẽ bị chú ý, xét nét kỹ hơn. Đương nhiên, nó đồng nghĩa các rủi ro thay đổi chính trị ở VN, khiến TQ có thể mất đi một chính phủ mà TQ có thể o ép, thủ lợi dễ ràng chưa từng có trong lịch sử như hiện nay.
Đối với thế giới, vụ giàn khoan khiến TQ không còn có thể biện minh cho một "sự trỗi dậy hòa bình" trong một khoảng thời gian dài. Nó đầy TQ vào không ít những bất lợi trong tham vọng vươn ra thế giới để chứng tỏ vị thế một siêu cường trong tương lai.
Đối với VN, TQ sẽ không thể nào xóa được mối quan ngại từ người dân, lẫn vết thương khắc lên chế độ cầm quyền hiện tại. Điều mà TQ muốn thay đổi được cách nhìn về họ sẽ phải đánh đổi nhiều thứ khác cụ thể mới có thể thay đổi được do hậu quả vết thương liên quan giàn khoan này.
Biểu tình chống TQ - Chính quyền vất vả đối phó |
Khó tin rằng TQ lại không thắng ở một khía cạnh nào đó khi mà cả kinh tế lẫn chính trị, TQ đã phải trả một cái giá cao đến vậy! Thậm chí một suy đoán rắng TQ tạm lùi để nhắm ngăn chăn VN không khởi kiện ra toàn án quốc tế hay ngả theo Mỹ chống lại TQ thì e rằng chỉ là có thể chứ chưa hẳn là lý do chính.
Vấn đề còn lại là "hậu giàn khoan" ở khía cạnh "khoan" trong các suy đoán có thể có những gì?
Ở đây không thể nhìn cái lỗ khoan dưới biển chỉ như một cái hố bỏ không. Cái hố đã được tạo ra mang ý nghĩa một cuộc chiến xâm lược với rất nhiều thủ đoạn thâm độc thì nó không hề đơi giản. Chính quyền VN liệu có chú ý quan tâm tìm hiểu xem cái hố đó có gì bên dưới mà "người anh em tốt" của họ "vô tình" để lại hay không? Sau vụ tìm kiếm máy bay MH 370 của Malaixia mất tích, con đường di chuyển của các tàu chiến TQ được "mời" vào di chuyển trùng với "con đường tơ lụa trên biển" mà TQ bây giờ đang âm mưu đăng ký di sản để phục vụ một ý đồ xâm lược kiểu mới khác nữa. Liệu có mối liên quan nào, có khả năng nào có "một phát hiện bất ngờ" từ cái hố khoan của HY 981 để lại trong chuỗi các âm mưu sâu xa của họ?.. Tất cả còn phải tùy thuộc chính quyền. Truyền thông hay dân chúng đều bó tay để xác minh hay phản biện.
Như vậy, việc tìm cho ra một cách chính xác những gì TQ được và mất sau vụ giàn khoan sẽ là cơ sở chắc chắn nhất để xem xét vết thương do HY 981 để lại! Thay vì vội vã xem đó như một chiến thắng hay là một bước lùi đơn giản từ TQ.
Giàn khoan tỷ đô HY 981 của TQ. |
Tham khảo:
Báo cáo mật: Philippin "tố" Trung quốc xây dựng 5 đả đá ở trường Sa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét