Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 11 tháng 2, 2021

ĐẠI KHỦNG KHOẢNG BẮT ĐẦU : VIỆT NAM & THẾ GIỚI SẼ RA SAO?

Thế giới đang tiến gần tới cuộc khủng khoảng ghê gớm nhất trong lịch sử loài người. Các xung đột về ý thức hệ, sung đột về quyền lực và sự tranh giành ảnh hưởng địa chính trị đã và đang làm hiện ra ngày càng rõ các hiểm họa khó lường.
Những bộc lộ bản chất dã man trong nhân tâm con người toàn thế giới đang phơi bày sự lựa chọn tàn bạo thay cho đạo đức, được thể hiện không chỉ ở các cuộc tranh chấp bằng vũ lực mà cả trong cách cách thức tiến hành chiến tranh thương mại, áp đặt các điều kiện về hoạt động ngoại giao.
Trên thế giới, cuộc xung đột tại Syria ngày càng leo thang và về thiệt hại khi các bên tham gia là liên quân Mỹ, Anh, Pháp và một bên là Nga, Syria. Sự tham gia của Thổ Nhĩ Kỳ; Israel với lý do chống Iran đã thực sự biến Syria thành bãi thử vũ khí một cách tàn nhẫn. Diễn biến chung của chiến trường nơi này là khi phe bên này tung ra một loạt các vũ khí thử nghiệm thì bên kia lui một bước. Khi bên kia tung loạt vũ khí khác ra tham chiến thì bên này lại lui một bước. Kết quả là người dân Syria mắc kẹt giữa hai làn đạn mà không thể tránh né khi các quốc gia láng giềng đóng cửa biên giới.
Tia hi vọng lóe lên từ Triều Tiên, khi lãnh đạo Mỹ - Triều gặp nhau tại Singapo, thổi lên một chút hi vọng về cơ hội tháo đi một ngòi nổ chiến tranh đầy bất trắc, khó lường kéo dài suốt nhiều thập kỷ qua. Nhưng cũng ngay sau đó, chính sách "lợi ích Mỹ trên hết" của đương kim Tổng thống Mỹ Đonal Trump đã tung đòn thương mại không chỉ với Nga, Trung Quốc mà còn đe dọa cả liên minh Âu châu (EU) vốn là đồng minh của Mỹ qua những động thái miễn cưỡng tại Hội nghị G7 vừa qua. Thái độ và chính sách của chính quyền của ông Donal Trump sẽ châm ngòi cho nhiều tranh cãi và hệ lụy trong tương lai không chỉ cho cá nhân ông; nước Mỹ mà cả thế giới. Nhiều khả năng nó sẽ dẫn đến một xã hội Mỹ bị chia rẽ sâu sắc chưa từng có, thậm chí có thể đưa thế giới tới nhũng xáo trộn nguy hiểm rất khó lường. Nếu ông Trump tiếp tục nắm giữa ngôi vị Tổng thống trong nhiệm kỳ tới thì trên khía cạnh cục bộ, nước Mỹ sẽ giàu lên và người lao động Mỹ có thể có lợi nhưng trong xu thế TQ đang vươn lên thì một mình nước Mỹ bứt phát để giàu có vượt bậc không dễ để giữ được sự ổn định tương đối cho cục diện chung toàn thế giới khi gây ra nhiều bất đồng với các đồng minh. 
Tình hình bất ổn của Mỹ sẽ tạo cơ hội cho TQ gia tăng các hoạt động thực thi yêu sách chủ quyền trên biển Đông, Các nguy cơ xung đột vũ trang tăng cao và đương nhiên cơ hội cho Việt Nam sẽ bị thu hẹp trong một tình thế tương quan sức mạnh quá chênh lệch khi mà các xung đột chiến tranh hiện đại phụ thuộc nhiều vào vũ khí và công nghệ.
Trên bình diện kinh tế, thị trường tài chính thế giới hiện đang có phản ứng theo một cách mạnh mẽ và hoàn toàn không có  logic nào có thể tính toán được khả năng sẽ đảo ngược khi Mỹ liên tục đưa ra các mức áp thuế đối với Trung Quốc - cường quốc kinh tế thứ 2 trên thế giới hiện nay. Các cổ phiếu tăng trong hiện tại và tương lai gần thực chất chỉ phản ánh tâm lý dao động theo xu hướng cảm tính nhiều hơn là tính toán chiến lược lâu dài. Điều có thể dự đoán duy nhất là các mã công nghệ và big tech sẽ thu lợi nhiều nhất.
Riêng lĩnh vực đầu tư, làn sóng thoái vốn lan rộng ở hầu hết các nước trong khu vực châu Á và sẽ tiếp tục kéo dài cho đến khi các mâu thuẫn trong quan hệ Mỹ-Trung được dàn xếp tạm ổn. Nó sẽ dẫn đến thị trường chứng khoàn lao dốc mỗi ngày. Đặc biệt, thị trường Trung Quốc và Việt Nam là 2 quốc gia bị tổn hại nặng nề nhất. Trung Quốc thiệt hại là do đối đầu trực tiếp với Mỹ, Việt Nam giảm do nguyên nhân là thị trường phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc, nguồn vốn đầu tư của TQ bao gồm cả công khai và ẩn sau các danh nghĩa khác chiếm tỷ trọng lớn nên bị thiệt hại theo. 
Tất cả những biến động chỉ ra TQ chỉ có một con đường duy nhất là nhanh chóng thâu tóm biển Đông. Đây là lối thoát duy nhất cho TQ nên có thể dự đoán chính sách của TQ trong thời gian tới là tìm cách bắt tay với Nga; giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn cới Ấn Độ để dòn toàn lực vào lối thoát sinh tử. Một mặt TQ sẽ gia tăng các hành động nhằm kiểm soát Hồng Kông; đối với Đài Loan sẽ có nhiều hành động đe dọa nhằm tạo sức ép ít nhất là đủ để Đài Loan không trở thành trờ ngại cho con đường trên biển đi qua eo biển Đài Loan và hướng đi sâu xuống phía nam theo đường lưỡi bò. Tất nhiên, chiến lược biển của TQ sẽ ảnh hưởng và là mối đe dọa lớn nhất với Việt Nam và chính Việt Nam chứ không phải quốc gia nào khác là nạn nhân gánh chịu những thiệt hại nặng nề nhất. Ngả theo TQ sẽ mất tất cả nhưng lựa chọn thế đối đầu ra sao để giảm thiểu thiệt hại cũng khó tránh một khả năng đối đầu bằng vũ lực. Đây cũng chính là cái cạm bẫy mà bất cứ một sai lầm nhỏ nào trong đối ngoại cũng dẫn đến những hậu quả khó lường.
Ngả theo TQ đồng nghĩa đối đầu với dân, tình hính trính trị xã hội rơi vào những mâu thuẫn không dễ để khắc phục. Trong khi đó, một số luật mới mà chính quyền Việt Nam dã và đang chuẩn bị đưa ra chắc chắn sẽ tác động tiêu cực tới thị trường khi  tạo ra những mâu thuẫn cả về lợi ích và sự bất cập dẫn đến hoạt động kinh doanh; đầu tư và phát triển đối mặt  với nhiều rủi ro hơn. Nội các của chính phủ cho thấy quá nhiều sự yếu kém ở rất nhiều bộ ngành cho thấy phe nhóm lợi ích và tranh chấp quyền lực vẫn rất quyết liệt. bất ổn chính trị có thể bùng nổ bất cứ lúc nào.
Tất cả mọi chuyện sẽ lộ rõ từ 2020 và kéo dài ít nhất 7 đến 10 năm may ra mới định hình trở lại.

Thứ Hai, 19 tháng 2, 2018

Văn hóa chậm tiến và suy đồi chính trị - Việt Nam đi về đâu?

Câu chuyện phong trào dân chủ và chính sách của chế độ Việt Nam (VN) đang vào giai đoạn rối rắm với những lập luận trái chiều cho cả hai phía.
Phía đầu tranh dân chủ - còn gọi là phía lề trái -  được hình thành từ nhiều thành phần khác nhau, trong đó đa số là từ những nạn nhân của chế độ  trong thời kinh tế mở cửa - chủ yếu liên quan đất đai, hiện bị cho là tầng lớp thấp trong xã hội -  Một số là  những người  thuộc lực lượng liên quan chế độ VNCH  trước 1975  chủ yếu hiện ở hải ngoại đóng vai trò dẫn dắt truyền thông do có chút khả năng hỗ trợ về mặt kinh tế cho lực lượng trong nước.   Rất hiếm những gương mặt cho thấy tham gia hoạt động  xã hội dân sự hay đấu tranh chính trị xuất phát tự nhận thức tự nhiên, Thể hiện được tính  minh bạch và cho thấy mẫu hoạt động chính trị theo tiêu chuẩn phù hợp tối thiểu.
Trong bối cảnh xã hội lấy cái túi tiền và quyền lực làm thước đo giá trị. Sau những dẵn dắt bởi một số trí thức, những tổ chức chính trị hải ngoại. Giờ đây phong trào dân chủ đang chuyển qua giai đoạn phát triển mang khuynh hướng cạnh tranh để  vượt lên,  nhằm thể hiện và lôi kéo các ảnh hưởng độc lập. Báo hiệu chỉ dấu khởi đầu sự hình thành một tổ chức chính trị rõ ràng hơn là các hội nhóm đơn giản ban đầu Điều đáng chú ý là sự phát triển ấy không có nhiều cơ sở để đảm bảo yếu tố vững chắc hay hiệu quả do chưa xuất hiện dấu hiệu có đủ năng lực, kỹ  năng cần thiết để hình thành cơ cấu tổ chức và định hướng hoạt động một cách bài bản.  Việc đi sớm hơn qui luật hình thành nhưng thiếu nền tảng là nguyên nhân chính dẫn đến những tranh cãi, những cuộc đấu đá, công kích lẫn nhau cả ở cá nhân và các nhóm với nhau ngày càng nhiều hơn.
Việc hình thành khá nhiều các tổ chức hoạt động dưới vai trò là tổ chức xã hội dân sự cho thấy: Ngoài ý nghĩa phát triển về lượng thì nó cũng thể hiện rằng: Nhận thức đấu tranh trong giới lề trái nói riêng và tâm lý người Việt nói chung luôn bị tính cá nhân  chi phối, gây chia rẽ  sâu sắc. Dẫn đến chưa có  hội nhóm nào thể hiện được bản lĩnh của một tổ chức cấp tiến thực sự đủ mạnh, đủ uy tín để bứt phá thành ngọn cờ chủ đạo. Điều này dễ hiểu và dễ lý giải vì đặc tính văn hóa người Việt vốn rất chậm chạp với cái mới, tâm lý thụ động bản năng và luôn trông trờ vào yếu tố khách quan, dựa dẫm hơn là chủ động đã ăn sâu trong tư duy người Việt từ trong lịch sử chứ không phải mới đây. Trong chế độ cộng sản ngày nay thì đặc điểm tâm lý này càng nặng nệ hơn bởi hậu quả của lối tuyên truyền "thần thánh hóa" đầy ma mị suốt bao nhiêu năm, trải qua tới 3-4 thế hệ.
Nói một cách thô thiển thì có thể nói tinh thần đấu tranh của người Việt là loại ý thức hùa theo đám đông. Người ta có thể hùa theo nhau đánh chết một tên trộm chó cầm vũ khí nguy hiểm như dao, súng.. nhưng sẵn sàng bỏ chạy khi đơn lẻ đối mặt với một tên nghiện yếu ớt nhưng xăm mình bằng màu lọ nghẹ chỉ bởi sợ hình ảnh tàn ác tô vẽ kia hay đơn giản chỉ vì lời đe dọa.
Văn hóa ấy bị ngộ nhận, ăn sâu vào tiềm thức từ thế hệ này qua thế hệ khác. Đến nỗi người ta trở nên mù mờ khi  tin rằng hơn 4,000 năm lịch sử chiến tranh liên miên của dân tộc là một niềm tự hào thay vì thử đặt ra câu hỏi tại sao cứ đời này qua đời khác phải đem xương máu ra để trả giá cho hai chữ "tồn tại"? Một đất nước mà con người có tinh thần độc lập, ý chí quật cường thì liệu có phải chịu cảnh đau thương và cái giá xương máu cho mọi vấn đề nhỏ nhất như vậy không ? Chắc chắn không !
Thật khó mà đếm hết trong hơn 4.000 năm ấy, Việt Nam đã trải qua bao nhiêu triều đại cầm quyền. Nhưng có một mẫu số chung là đại đa số các triều đại đều yếu hèn trước một gã láng giềng mang tên Trung Quốc ngày nay.  Nếu tính cho đúng thì mấy trăm triều đại trong lịch sử Việt Nam ghi lại chỉ có vài ba triều đại đủ uy dũng để ngồi ngang với "Thiên triều" hoặc chỉ "triều cống" cho có lệ với chút ít lễ lạt có lẽ giá trị không bằng một cú bôi trơn loại "thường thường bậc trung" ngày nay.
Đó là thời danh tướng Lý Thường Kiệt chấp chính đã vung gươm  đánh cho Tống triều thất kinh táng đởm. Thời Lê-Trịnh hùng cứ một phương, tuy danh nghĩa vẫn nhận phong vương nhưng từ nghi lễ, triều phục, văn hóa tới ngoại giao đều hoàn toàn độc lập, Vui thì sắm lễ qua chơi, buồn thì sai sứ tay không  đi đòi đất mà việc lớn vẫn thành. Là thời của Quang Trung Nguyễn Huệ chỉ mang gươm tới Thăng Long xưng Đế  rồi ung dung sai sứ đi giả tiếng cầu hôn nhưng thực chất là ngang nhiên đòi lại đất đai của tổ tông mà Thanh triều sợ run không dám từ chối.

Câu chuyện lịch sử còn đó, dân tộc Việt Nam còn đó.. tất cả đều không thể thay đổi vì thời gian không thể đảo ngược. Nhưng giờ đây những thứ gọi là "văn hóa dân tộc" ngoài những khoảng trống bị tẩy xóa thì ngay chính khuynh hướng thể hiện trong nhận thức vì một đất nước tốt đẹp hơn cũng chất chồng mâu thuẫn để thay vào những câu chuyện cười ra nước mặt.
Về phía phong trào đấu tranh đòi dân chủ. Điều rất dễ nhận ra là các thông điệp truyền thông chủ động đưa ra rất hiếm các nội dung có sức thu hút, đủ tầm về mặt nghệ thuật thu hút nhân tâm để khiến người khác lưu lại, ghi nhớ trong ký ức. Đại đa số trôi tuột đi tương tự như chuỗi các startus trên  dòng thời gian của facebook - công cụ truyền thông chủ yếu mà phe lề trái đang sử dụng.
Rất nhiều các nguồn tin  được trích dẫn hoặc xào xáo từ nguồn là thông tin chính thống của chế độ để lồng ghép đôi khi rất khiên cưỡng kiểu mỉa mai, phủ nhận nhưng chẳng dựa trên lý lẽ thuyết phục nào. Điều này phản ảnh thực lực của các tổ chức, hội nhóm lề trái không chỉ thiếu về tầm chuyên nghiệp mà còn thiếu nghiêm trọng về năng lực con người, khả năng kết nối, điều kiện tài chính.v.v. Điều này đồng thời chỉ ra một số vấn đề nghiêm trọng như:
- Không đủ năng lực phản biện  ở khía cạnh pháp lý khi nguồn thông tin  lấy từ nguồn chính thức do đối thủ là chế độ lựa chọn.
- Dễ bị dẫn vào các hiệu ứng xung đột truyền thông  có chủ ý mà chế độ cố tình tạo ra để định hướng dư luận. Tự mâu thuẫn trong thông điệp truyền thông, dẫn đến thiếu tính thuyết phục.
- Thiếu mạch liên kết trong nội dung truyền thông để duy trì, tạo sự chú ý  và ủng hộ mạnh mẽ tvới đa số.
Riêng 3 điểm này, con đường sử dụng truyền thông của phe lề trái đã quá chông gai và mỏng manh về mặt hiệu quả. chứ chưa nói đủ sức vượt lên dẫn dắt tư tưởng.
Lấy một vài ví dụ để chứng minh: Năm 2014, trên khắp nước VN đã nổ ra một cuộc biểu tình phản đối TQ đưa giàn khoan 981 vào lãnh hải của Việt Nam với qui mô rất lớn, chấn động dư luận cả thế giới. Thế nhưng năm 2015 đến 2017 thì ngoài  các cuộc biểu tình phản đối sự cố môi trường  Formosa Hà Tĩnh thì  càng cuối năm 2017, dư luận càng gần như bị cuốn hút hoàn toàn vào những cuộc chiến truyền thông xung quanh những nội dung rất bình thường do truyền thông nhà nước khơi mào như các lùm xùm xung quanh vài vụ án chống tham nhũng mà ĐCSVN thực hiện; thành tích đội bóng đá U 23; chữ viết mới của Bùi Hiển.... Cuộc tranh cãi về thuế, xăng dầu, các chính sách.. là những nội dụng liên quan tới tất cả mọi đối tượng thì chỉ lướt qua như một cơn mưa phùn nhẹ không để lại gì. Một thông tin nghiêm trọng, có sức ảnh hưởng và lớn hơn tất cả là việc TQ đưa quân, khí tài, triển khai quân sự hóa trên các đảo của Việt Nam ở Biển Đông thì phe lề trái rất hiếm người đề cập, kết quả là chỉ ở Philipin có nổ ra biểu tình nhỏ còn VN thì không.
Có thể nói, suốt hơn 2 năm, truyền thông phe lề trái chỉ "ăn theo"  có hiệu quả đáng chú ý nhất là sự kiện phản đối B.O.T của nhóm Bạn hữu đường xa thực hiện, một chút ít liên quan sự cố môi trường Formosa. Còn lại không có gì đáng nói nếu không  nói thêm về những lỗ hổng trong nhận thức có thể liệt kê ra kiểu như: Đòi đa đảng nhưng nhất quyết đòi giải thể ĐCS; Lên án chế độ cộng sản nhưng buộc người khác phải tin và khẳng định chế độ VNCH là tốt. Chỉ trích chế độ trong chính sách hòa giải dân tộc nhưng kiên quyết không chấp nhận xin lỗi (vụ Hoàng Phủ Ngọc Tường); tố cáo chế độ tàn ác trong lịch sử nhưng lại kêu gọi xử tội các đảng viên ĐCS bằng những ngôn từ bạo lực và không hề thua kém độ tàn nhẫn.v.v.
Trong các vấn đề nổi trội nói trên thì việc tranh cãi xung quanh các vụ đại án có lợi và giúp truyền thông cho chế độ nhiều hơn. Cuộc biểu tình phản đối TQ năm 2014 các dữ liệu cho thấy rõ ràng có sự bất đèn của chế độ chứ không thể nói là do các hội nhóm dân sự tổ chức. Mặc dù sau đó hàng loạt thành viên các hội nhóm hoặc người tham gia bị bắt giữ và xét xử.  Quan điểm mang  xu hướng cực đoan, triệt tiêu ĐCS.. khiến người nghe nghi ngờ  tôn chỉ chính trị. Vụ U 23, chữ viết Bùi Hiển giúp dư luận lãng quên việc tăng thuế, tăng giá xăng dầu.. một cách ngoạn mục.v.v.
Về phía chế độ: Tuy vẫn đang giữ thế thượng phong về mặt kiểm soát và dẫn dắt truyền thông trong bối cảnh phe lề trái đang còn manh mún và chưa có thực lực. Trước sự bùng nổ thông tin thì các lổ hổng về mặt chính sách, vấn nạn tiêu cực và nhất là tầm tri thức trong quản lý  lẫn trình độ các cá nhân nắm giữ quyền lực cũng khiến cho dư luận thấy rõ năng lực, sự yếu kém chưa từng có.
Hàng loạt các chính sách, phát ngôn của quan chức liên quan đủ mọi mặt của đời sống xã hội. Bao gồm cả vai trò cá nhân; sự biện minh cho các sai phạm.. đã trở thành đề tài chế giễu và trên thực tế  đã gây nguy hại cho xã hội nói chung và chế độ nói riêng. Vấn nạn  suy bại bởi chính thành phần thực thi pháp luật của chế độ lại vi phạm luật pháp của  chính chế độ  đưa ra ngày càng diễn ra một cách công khai, lộ liễu đến mức  có thể nói là trơ tráo đến khó coi vì không thể thanh minh hay khả dĩ có thể lươn lẹo hòng làm giảm sự ảnh hưởng tiêu cực tới vị thế chính trị của chế độ. Các ví dụ loại này quá nhiều nên không cần dẫn giải ra thêm. Chỉ nêu vài ví dụ liên quan chính sách để xác tín các tình huống "khó đỡ" của chế độ.
- Xung quanh các vụ án chính trị, các đại án kinh tế và qua các phiên tòa xét xử: Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh từ Đức về xét xử, dẫn đến cuộc khủng khoảng truyền thông và cả quan hệ ngoại giao là bàn thua thảm bại quá rõ về mặt truyền thông. Vụ xác minh thông tin Vũ "nhôm" là sĩ quan tình báo; vụ  điều tra liên quan tin tức cho rằng một tướng CA bảo kê sòng bạc ở Phú Thọ.. là những chi tiết không nhỏ. Có thể giúp chế độ "lấy điểm" về mặt truyền thông và chính trị nhưng đang chìm dần. Việc từ chối quan sát viên nước ngoài, ngăn cản người dân tham dự các phiên tòa được cho là công khai đối với cả án kinh tế và đặc biệt là tất cả các vụ án liên quan yếu tố chính trị là điểm đen không thể che lấp trong việc đánh giá niềm tin vào chế độ nhưng vẫn không có dấu hiệu nào thay đổi.
- Xung quanh một số vấn đề về chính sách: Không nói những chính sách, qui định, văn bản.. được ban hành sai luật, không thể áp dụng thì rất nhiều chính sách rõ ràng là có tính phù hợp, có lợi cho đất nước nhưng vì không có cơ chế triển khai hữu hiệu nên rơi vào ngõ cụt và bị qui chung vào "nói mà không làm". Cụ thể:
Các đề xuất về việc đạng hóa quyền sở hữu đất đai chưa được xem xét. Trong khi đó đây là nguyên nhân chính hình thành lực lượng bất đồng với chế độ có mức độ mâu thuẫn lớn nhất. Hình thành lực lượng dân oan liên quan đất đai ngày càng gia tăng.
Luật lập Hội, luật Biểu tình được trình lên trình xuống khá nhiều lần, suốt mấy năm ròng vẫn chưa có giải pháp quản lý hữu hiệu để ban hành. Trong khi đây là quyền đương nhiên đã có trong Hiến pháp và đồng thời là công cụ hữu hiệu để quản lý, phát triển xã hội.
Xu hướng "nhất thể hóa" theo chiều nhân sự Đảng qua nắm chính quyền dù mới áp dụng trong phạm vị hẹp nhưng đã bộc lộ rõ  bất cập qua dấu hiệu năng lực quản lý suy giảm nhanh chóng khi hàng loạt quyết sách từ Đảng đang giẫm chân lên luật. Các nhân sự Đảng quen với lý thuyết, giỏi về mặt chính trị đảng phái nhưng rõ ràng không dễ để đảm nhận vai trò quẩn lý xả hội trên thực tế. Thiếu chuyên môn và kinh nghiệm nên sẽ dẫn đến  việc bó tay bộ máy chính quyền hoặc cản trở nghiêm trọng sự phát triển kinh tế. Một ví dụ rất nhỏ trong đó là riêng chỉ thị 13 của Ban bí thư  đã khiến gần như toàn bộ các dự án ở các tỉnh Tây Bắc, các tỉnh Tây Nguyên (các địa phương có diện tích chủ yếu là rừng) rơi vào bế tắc  thay vì chỉ cần đưa ra chỉ thị với nội dung tăng cường thực hiện Luật bảo vệ rừng là đủ vì các qui định cơ bản trong chỉ thị này đều đã có trong trong luật. Ngay cả các dự án có gắn với bảo vệ, phát triển rừng cũng chịu chung số phận do lãnh đạo các cấp chính quyền địa phương vì lo thủ sự an toàn sinh mệnh chính trị nên mất hẳn tự tin khi xác định, áp dụng chính sách phù hợp. Thế nhưng sau gần 1 năm ban hành vẫn chưa thấy có thêm văn bản hướng dẫn hay điều chỉnh nào.
Về điều hành chính sách kinh tế xã hội: Từ  năm 2016, sau khi ổn định bộ máy lãnh đạo nhiệm kỳ mới  đã gần 2 năm nhưng đến nay, Chính phủ mới vẫn chưa cho thấy chiến lược phát triển kinh tế nào được thực thi có hiệu quả rõ rệt ngoài các khẩu hiệu và báo cáo mang tính "động viên tinh thần". Có vẻ như các chính sách đã được xác định  trên truyền thông nhưng không có chỉ dấu nào cho thấy chiến lược kinh tế ngành đề ra là đúng, đã và đang được chú trọng hay thúc đẩy trên thực tế. Lạm phát  gia tăng trong khi  việc điều tiết vĩ mô theo hướng tiêu cực, thiếu độ vững chắc và có hại hơn là tích cực.
.....
Rất nhiều ví dụ tương tương tự để chỉ ra những lỗ hổng, nhưng điểm yếu tự mâu thuẫn trong chính tư duy của các bên trong xã hội VN nói chung chứ không riêng nội bộ hệ thống  bộ máy của chế độ. Các lỗ hổng, sự  rối rắm tự mâu thuẫn  cho thấy rất rõ bế tắc về mặt xu hướng chính trị trong tương lai lẫn  kỳ vọng về hiệu quả trong hiện tại. Nói cách khác, nó chỉ ra xã hội VN đang trong thời kỳ đen tối nhất khi có chung một điểm lùi về nhận thức và ý thức chính trị ở mọi thành phần.

Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2016

Tản mạn về "Lợi ích nhóm" qua câu chuyện Chặn xe cứu thương

Vụ việc bảo vệ Bệnh viện nhi TW chặn xe cứu thương vào chở bệnh nhân ra chỉ vì bảo kê cho lợi ích độc quyền  và thỏa mãn cái tham lam khi chặt chém những người vì bệnh tật phải mang thân tới phó thác cho bệnh viện vốn không lạ. Nó là vấn nạn đã xảy ra từ lâu và vẫn diễn ra hàng ngày ở hầu hết các bệnh viện, các điểm kinh doanh lẫn dịch vụ có hơi hám đồng tiền chứ không riêng một vài nơi trên khắp Việt Nam.
Điều đáng nói hơn không phải ở  việc bảo vệ bệnh viện Nhi TW trong vụ việc này đúng hay sai , sai mức độ nàovì nó đã quá rõ ràng  mà là ở chỗ: Nó phản ánh điều gì trong cách ứng xử vủa BV Nhi nói riêng  mà là cả Bộ Y tế, ngành y và xã hội Việt Nam nói chung?.
Bảo vệ BV Nhi TW chặn xe cứu thương chở bệnh nhi để bảo kê cho lợi ích của xe BV

Khi vụ việc xảy ra, ngay sau khi đoạn clip quay cảnh cải vã giữa bảo vệ Viện Nhi TW với lái xe cứu thương. Có lẽ bà Phó giám đốc Viện nhi Lê Thị Minh Hương không thể ngờ là còn có đoạn clip thứ hai chứng minh khi đó trên xe có bệnh nhân. Thói quen vô trách nhiệm đã dẫn tới suy luận: Bệnh nhân gần chết, đã cho xuất viện về nhà chắc là đã đi rồi chứ không ai để lại đó để chờ cãi nhau nên bà vội vã đăng đàn đổ lỗi cho xe cứu thương và người nhà bệnh nhân  nhằm phủi bỏ trách nhiệm? Nếu vậy thì trên cương vị từng là bác sĩ, là nhà quản lý hoạt động bệnh viện, bà Hương chắc chắn không thể không biết xe cứu thương là phương tiện đặc chủng, được ưu tiên trong bất cứ trường hợp nào. Huống hồ đây là bệnh viện thì việc xe cứu thương ra vào không lý do gì lại viện lý do là “sân bị hạn chế, không phải xe nào cũng tự do ra vào được” trong khi dường ra vào của bệnh viện không phải là đường phố để đến mức kẹt xe cấp cứu.
Bà Lê Thị Minh Hương - PGĐ BV Nhi TW

Khoan nói đến chuyện tư túi, móc nối nhau trong việc đấu thầu các hoạt động dịch vụ xung quanh bệnh viện vì ai cũng biết ngay cả rác thải, xác chết  cho tới viên thuốc, mũi tiêm, hoạt động khám bệnh,  điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân.v.v. tất cả đều có cạnh tranh và giành giật nhau quyết liệt xung quanh cái giá của đồng tiền.
Chỉ nói tới trên vai trò quản lý bệnh viện, thái độ và cách thức bao che của bà Hương phản ánh rất rõ sự lạnh lùng đến ghê sợ trước vấn đề sinh mạng của bệnh nhân, số phận của thân nhân bệnh nhân khi vụ việc xảy ra suốt hai tiếng đồng hồ không có bất cứ lãnh đạo nào của bệnh viện có mặt xử lý mà phải chờ tới công an đến làm việc.
Chưa hết, ngay ngày hôm sau, lãnh đạo bệnh viện đã ra công văn yêu cầu công an điều tra về chức năng cứu thương của chiếc xe vào chở bệnh nhân đã dám  “đụng chạm tới nồi cơm” của liên minh lợi ích ma quỷ gồm xe bệnh viện - bảo vệ - quản lý bệnh viện. Ý đồ dùng công cụ quyền lực để dập tắt vụ việc thể hiện đã quá rõ ràng. Thế nhưng, trời bất dung gian khi xuất hiện clip thứ hai chứng minh trên xe lúc đó có bệnh nhân và bệnh  nhân đã chết khi  vẫn đang còn trên xe trong khuôn viên bệnh viện. Trái ngược với tuyên bố của lãnh đạo bệnh viện trước đó.
Đến khi xuất hiện clip thứ hai thì lập tức thêm màn kịch “phẫn nộ” của ông Giám đốc khi giả ngây trước việc đã  rõ ràng mà chính ông trực tiếp xử lý từ đầu  trên vai trò quyết định hay ít nhất là tham gia quyết định. Điều này  thể hiện qua việc yêu cầu công an điều tra chiếc xe hòng trả đũa lái xe và đơn vị chủ quản chiếc xe cứu thương trong vụ việc.
Có vẻ như ở đây, lãnh đạo bệnh viện Nhi TW đều có chung một trạng thái rất nôn nóng muốn dìm vụ việc xuống bằng mọi cách. Chưa có kết luận từ công an nhưng liệu có gì bất thường phía sau ca mổ cho cháu bé trước đó, dẫn tới câu chuyện cho về nhà chờ chết rồi chết ngay trong khuôn viên bệnh viện ?
Đến đây, có lẽ những nhận xét, bình phẩm hay đánh giá về những khẩu hiệu hay đạo đức gì đó trong bản chất thật của  những người liên quan đều không cần bàn vì chẳng thể ngôn từ nào diễn tả cho đầy đủ được.

Nếu nhìn rộng ra  tất cả những vụ việc liên quan lợi ích nhóm, cách hành xử của nó trong xã hội Việt Nam hiện nay  sẽ thấy chung một kịch bản: Tìm mọi cách để độc quyền, tìm mọi cách để bóc lột không có bất cứ giới hạn nào và sẵn sàng dùng vũ lực lẫn công cụ quyền lực để áp chế khi bị đụng chạm. Lợi dụng kẽ hở của luật pháp, sự thiếu hiểu biết của người dân để  tước đọt, gạt bỏ mọi trách nhiệm với người bị hại . Diễn trò đạo đức hòng  cứu vãn để duy trì mục đích trục lợi khi biết rằng không thể che giấu sai phạm khi đã bị phanh phui.

Thứ Năm, 21 tháng 1, 2016

ĐIỀM.. "CỤ RÙA" & BIA "NGHĨA SĨ"

Cái câu chuyện "Cụ Rùa Hồ Gươm" quy tiên đang làm rộ lên trăm ngàn cách diễn giải. Trong đó có cả tin có nhiều vị bốc sư bấm quẻ nói "Cụ" mất là ứng vào quẻ Hỏa lôi phệ hạp.
Khi con người ta tin và lấy một hình tượng nào đó để thực hiện truyền tải ý đồ mong muốn của mình thì nó sẽ giống như tôn giáo. Khi đó nó sẽ tao ra những liên tưởng tới hình tượng ấy mà người ta gọi là điềm báo.
Chính quyền từng thông qua báo chí để thêu dệt mỗi khi "Cụ Rùa" xuất hiện liên quan như một biểu hiện mừng cho chính quyền. Bởi vậy, khi "Cụ" chết người dân suy đoán là điềm gở cho chính quyền cũng là điều bình thường, dễ hiểu.
"Cụ Rùa" Hồ Gươm chết và "điềm báo" gây tranh cãi
Đúng hay sai trong vụ "Cụ Rùa" quy tiên có phải là điềm và quẻ 21 trong Kỳ môn độn giáp hay không chưa biết. Nhưng chắc chắn một điều là từ quan tới dân đều đang hơi bị "đau não", chẳng biết nghĩ gì, tin theo gì để nói gì cho đúng.
Nếu đúng "cụ chết" là ứng với quẻ Hỏa Lôi phệ hạp đang lan truyền thì quẻ này chủ về chuyện tù tội, hình án..
Nghĩa gốc các hào quẻ là khuyên người xử án hình phải sáng suốt. Cương nhu hợp lý. Lấy từ tâm làm gốc. Luôn luôn phải giữ đạo công chính, thận trọng thì thuận được thời mà nên địa vị, hưởng lộc dài lâu....
Nhìn trên tình thế hiện tại thì giải quẻ trong kỳ môn theo ý nông dân nhà em thì chưa hẳn đây là quẻ hàm ý liên quan tới nhân sự khóa XII như nhiều người nghị. Vì "TỬ đồng nguyên với TẮC, điềm ứng quẻ là sự chết nên hào quẻ gốc có hàm ý là RĂN DẠY (sinh) nhưng luận căn nguyên chủ quẻ chết thì lại mang nghĩa ứng từ. Tức là NGHỊCH - Thay vì khuyên răn thành dự ứng cảnh báo. Từ đó mà suy thì Tù tội bắt bớ gia tăng, hình phạt bất minh, hành luật bất nhất.. nghịch ý di họa.
Còn về chuyện quẻ chủ úng trên hào quẻ thì không biết các bốc sư tính ngày "Cụ" mất là ngày cụ nổi lên và được phát hiện hay trên tính toán nào. Kinh nghiệm cổ nhân thì người chết 7 ngày nổi, vật chết thì 5 ngày nổi. Nghĩa là "cụ Rùa" chết cách ngày nhìn thấy là 5 ngày. Ngoài ra vẫn còn yếu tố nữa là chưa biết chết sáng-trưa-tối.. (giờ nào).
Tạm ngưng bàn vụ "cụ Rùa". Vì nói vậy chỉ để biết vậy.
Khu tưởng niệm "nghĩa sĩ Hoàng Sa"

Qua chuyện ngày 19/1 - ngày tưởng niệm Hoàng Sa bị giặc Tàu cưỡng chiếm, giết hại 74 cán binh VNCH năm 1974. Thủ đô năm nay chắc nhờ Tân chủ tịch vốn gốc CA nên bản lĩnh hơn người hay vì nhân tâm lúc ngủ lúc thức mà người dân không còn bị cản trở khi đến thắp nhang tại Tượng đài Lý Thái Tổ như mấy năm trước. Thế nhưng, Thành phố mang tên Cụ lại diễn tuồng phun nước bắt người khiến cho người thì bức xúc, kẻ thì khinh bỉ cách hành xử đích thị mang màu sắc vong ân bội nghĩa.
Nhưng cũng thế cả thôi! Ở cái xứ hàng ngàn năm tôn vinh cụ Ba Ba nhưng nhất quyết gọi chết cái tên là Rùa thì xịt nước đuổi người tôn vinh người đả hi sing gìn giữ đất nước để ngày nay chúng có chỗ mà "ăn trên trốc" chả là gì cả. Cái "người ta " kêu dân góp tiền hàng chục tỷ xây cái tượng đài vinh danh người đã hi sinh bảo vệ biển đảo. Thế nhưng có tiền rồi - chả biết hao hụt bao nhiêu - nhưng cái thấy ngay là còn chả chịu để cái tên, đặt cái chữ cho đúng để "danh chính ngôn thuận" thì bảo hiểu sao được cái đạo lý sai đúng vốn quá sâu xa ở đời?
Nghĩa sĩ là người có tinh thần hiệp nghĩa, vì việc nghĩa mà vong thân, thường để chỉ cá nhân (chàng Lía..) hay nhóm nhỏ (nghĩa sĩ Cần Giộc). Đại diện cho một khuynh hướng tinh thần Còn những người hi sinh khi trấn giữ Hoàng Sa là quân nhân đại diện cho chính thể thì đã được chính thể ấy xác định danh tính rõ ràng. Thời VNCH ở miền Nam thì những quân nhân hi sinh gọi lả Tử sĩ, thời phong kiến cũng gọi là Tử sĩ (tấn danh Vị quốc vong thân). Chế độ CSVN thì gọi là Liệt sĩ.. "Tử" hay "Liệt" thực ra tuy vẫn được hiểu chung nghĩa là "binh sĩ đã chết", chữ "Sĩ" ở đây thuần nghĩa là chữ chỉ binh linh. Riêng chế độ ta thì chỉ tưởng thưởng cho hạ sĩ quan thôi. Lính trơn thì... vô danh (!)
Chữ "liệt" vốn là mục từ Hán-Nôm, Xét về nghĩa nguyên âm thì không chuẩn như chữ "Tử" trong "Tử sĩ". và thậm chí chả hay ho gì.
Thế nhưng văn hóa nó vậy, trí tuệ nó vậy thì biết làm sao ?

Chủ Nhật, 14 tháng 6, 2015

Vỉa hè du ký

Ngày cuối tuần, nhà em đi lang thang các vỉa hè hóng hớt tý. Xin góp nhặt mấy chuyện xung quanh mối tềnh quân-dân-đoảng thập niên thứ 2 của thế kỷ 21.

Chuyện biên cương với  láng giềng... mẻ (!)

Ngồi trên xe đi dọc .. bin giới. Hắn ngó qua bên nớ thấy nhà thèng láng giềng xây cầu làm đượng, lập phố rất ư là hoành tráng. Bên ni nhà mềnh thì đường vặn vẹo như rắn bò, nhà cửa leo heo. Trên "con sông Hồng chảy vào đất Vịt" làm.. bim giới, mấy cái cồn cái giữa sông cây cối um tùm xanh tốt mới hỏi thổ công.
- Cái vườn kia của nhà ai dzạ?
- Của Tung Cẩu, hôi xưa nó chưa đắp đập thì nước ngập quanh năm. Giờ nước ít nổi lên nó qua trồng cây, nhà mềnh ra cản không được.. im luôn(!).
- Ờ, có cái doi đất con con, cái chỗ ni không có chi đặc biệt vì đã có Thác Bản Giốc làm ví dụ rồi!
- Ựạ.. Nó còn thiếu vác cột mốc sang bên này cắm thôi (ranh giới ở đây lấy giữa dòng sông Hồng  làm chuẩn - Bên này mènh xây bờ kè, làm được giống nó nhưng nó không cho nên như thế này đấy!
- Ặc...
Hắn hự một  phát như chó hóc xương.. Đành chịu vậy(!)
Thổ công gục gặc nhăn nhó.
- Năm ngoái (9/2014), cũng vì cái vạ nước sông cạn, 5-6 cái ghe hàng phải neo ghé vào cái bóng mát bên nó để chờ lên hàng bị tóm. Giang hồ định qua kéo về, húc nhau trên sông làm một thèng "muỗi" tõm xuống nước teo đâu mất xác. Chúng vãi đạn một hồi bắt sống 7 em nhà ta đến giờ đưa đi đâu không biết. Mất cả nửa tháng đi kiếm xác muỗi trả nó mãi mới yên.
- Ừm.. mối tình giềng.. mẻ nhà ta còn dài tập mờ..
Hắn ngán ngẩm vừa gà gật vừa giật thột không biết do giựt mình đường xóc hay đuối sức hết hơi để théc méc(!)

Chuyện biển đảo... không chối cãi!
Câu chuyện 1.  Siêu.. kế chống cá mập cắn cáp!
Cái vùng biển của tổ quôc.. hình con gium vốn mò cả ngày đêm mới được vài con cá ... mắm.Bỗng dưng từ ngày "tàu lạ" ra vô đông như quân Nguyên thì cá mập liên tục cắn cáp quang(!?). Có bà bán bún vỉa hè bình rằng:
- Xung quanh chả thấy nhà mô có cá cắn, toàn nghe nói nhà cắn của nhà mềnh. Các bác ngâm cứu thử xem hay là mấy nước kia chị em đi tắm biển "chuổng cời",  cái đó nó thả rông nhe răng tô hố ra cá mập nó sợ chạy hết qua biển nhà ta không? Nếu đúng để mẹ con  tui dẹp hàng bún ra biển bảo vệ cáp quang cho!
Nghe xong thì.. đơ một lúc không bình thêm được câu nào. Hắn vội vàng trả tiền bún đứng dậy quên ăn, quên lấy luôn cả tiền thừa (!)
Thoáng nghĩ:Nếu đúng vậy không chừng dân tình đỡ tốn khối tiền chạy nuôi.. nghĩa vụ(!) Phải làm báo cáo, lập đề án gửi ngay lên các cụ mới được(!)

Câu chuyện 2. Con cháu đứa nào đòi ?
Ngày nọ có cái cuộc hội họp Sang la (Shangri La), nghe đâu để bàn soạn, phân xử cái chuyện đòi đất đòi đảo chi chi đó. Không thấy cha con nào trong nhà.. la mà nghe có thèng thủ thỉ "chuyện xích mích của anh em trong nhà". Thế là có cô hủ tiếu gõ lầu bầu:
- Trong nhà mà sao ầm ĩ cả lên thế? Zức hết cả đầu (!)
Anh xe ôm bảo:
- Ấy, cái chuyện đòi.. la gì đó. Đời này không đòi được thì để con cháu nó đòi. Cãi cọ làm gì?
Bà bán bánh tráng với mực .. xé tay chen vào.
- Mả bố nhà anh! Nó vô nhà ngủ với vợ nhà anh năm nảo năm nao tới giờ. Anh bảo mai mốt con cháu đòi, con cháu đó là con anh hay con nó hử?
Anh xe ôm co giò gác lên đầu xe ngửa mặt ngó lơ, lấy tay sờ cằm ngẫm nghĩ rồi lẩm bẩm.
- Lúc đó tui với mí bà nghẻo mịa nó rồi biết đâu mà nói (!?)

Câu chuyện 3. Đem cha nó ra đó mà thờ!
Lang thang trên phố, thấy cánh xe ôm tụm năm tụm ba hậm hực bàn về câu chuyện tỉnh nọ chi mấy trăm tỷ làm đền thờ họ Khổng. Khi bị phanh phui ra mới lòi chuyện dân chúng chả ai biết gì. Các quan vội vã mở hội.. nghé bàn kế chuyển sang thờ họ khác cho êm chuyện.
Hắn nghẫm nghĩ rồi ngửa mặt cười sằng sặc. Thằng cu bán báo dạo trố mặt nhìn rồi hỏi:
- Ông nghĩ cái chi mà cười?
Hắn ra dấu với thằng bé thì thầm:
- Mày kêu mấy thằng quan đó đem ông nội hay cha mẹ nó ra đó thờ. Thế là khỏi mất công bàn mà bài vị lại có tên "thuần Việt" chả ma nào dám thọc mạch nữa! Ích nước lợi nhà đó !
Thàng bé bán báo cười ré đắc chí rồi vứt cả chồng báo  chạy như ma đuổi. Chắc là đi "hiến kế" để lãnh thưởng?

Câu chuyện 4: Họp quốc... hụi - Để mai tính.

* Dời luật biểu tình:
Nghe tin sau bốn năm kỳ .. quốc.. hụi. Luật biểu tình vẫn tiếp tục dời qua năm sau. Một  bà bán rau muống rong đang đi bỗng nhiên quăng cái gánh xuống đất  rồi lăn ra đường.
- Bớ.. đảng ơi ! Tui chờ 5 năm nay để mua cái xe máy cho nhàn thân mà ông cứ dời làm tui "vã mồ hôi trán, dán mồ hôi..l..." .ra rồi đây này!
Thiên hạ thấy lạ bu vào hỏi han thì bà nói.
- Nhà em bị cái luật bé ngực nhẹ cân không cho đi xe máy cấm mấy năm nay. Chờ có luật biểu tình để phản đối cho họ hủy bỏ đi mà cứ lùi... lùi mãi nhà các bác ạ... hu..hu..
- Luật đó có áp dụng đâu? Bà về mua xe máy đi không sao đâu!
Mấy người qua đường thương tình góp ý.
- Dzưng mà nhà cháu sợ phạm luật vì nó đưa ra nhưng có thấy nó  hủy đâu? Nhà cháu ít học, lại nhà quê có biết đâu ợ. Nhỡ mua chạy ra đường bị bắt tiền đâu mà nộp? Hu..hu..
Đứng nhìn một hồi, nghe tới đó thì hắn ngẩn tò te, nhìn mấy chú CSGT đang lo phân luồng giải quyết vụ kẹt xe đột xuất cười thầm.
- Lùi đi, cứ lùi đi.. bà này cứ nắm lăn ra đó cho mấy cha lo dọn đường... ngày mai tính !

* "Được quyền im lặng thì ra tòa không được nói.".. Binh... khỏi boong..!
Dưới âm phủ, Năm Cam nghe nghị rau muốn nói mừng quá nhảy cẫng lên:
-  Thế là sắp đến lúc có người giết được tụi nó rồi !
Chúng đệ tử của ông trùm xúm lại hỏi.
- Chuyện dương gian có liên quan gì mà Đại ca mừng quá vậy?
- Hồi trước chúng nó xử tao không cho tao khai mấy thằng ăn đút lót bảo kê cho tao nên anh em  ta mới ở đây. Tao ức quá vẫn mong có ngày chúng bị xử giống tao. Giờ sắp tới rồi! Hà hà hà..
- Là sao Đại ca? Đám tiểu yêu tò mò.
Ông trùm bỗng nghiến răng, mắt long sòng sọc khiến đám đệ tử mặt mày tái mét, lật đật làm một liêu dâng lên. Năm Cam phê xong một điếu giữ bình tĩnh rồi vừa gật gù vừa giải thích.
- Chúng mày ngu quá! Lúc tao ở trển, lúc đầu tao khai nhưng hồ sơ không ghi. Ra tòa định khai lại vụ mấy thằng cớm đặng cầu may thoát chết. Nhưng chúng không cho tao nói mà xử luôn. Nay chúng bàn nhau ra luật "được quyền im lặng thì ra tóa không được nói". Chúng nó ăn của dân, moi tiền dân chia nhau, làm bậy làm bạ, mất đất vào tay Tàu, mất biển đảo nhưng không nói cho dân biết... Toàn những chuyện đáng tội chết! Sau này đến lượt chúng ra tòa thì chúng mày nghĩ sẽ thế nào?
Lũ tiểu yêu nghe ra, khoái chí nắm tay nhau  nhảy nhót như bắt được vàng khen ông trùm nói thật chí lý.
Năm Cam nghễnh mặt kên kên.
- Không thế sao là Đại ca của chúng mày?
Ông trùm luôn xứng đáng là ông trùm ! Hahahahahahahahaahaha....




Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2015

DẤU CHÂN PHIÊU LÃNG


Ta lại về với rừng xanh núi biếc
Mây bềnh bồng phiêu lãng giữa hồng hoang.
Hồn nhẹ tênh như đúng giữa thiên đàng
Trần tục nhạt như gió đùa thoáng nhẹ
..
Giữa núi non đấ trời như quạnh quẽ
Khắc dầu đời hương tri kỷ còn đây.
Cả nước non giang trọn một vòng tay
Không đủ ấm để nơi đây lạnh giá.
..
Tự hồn ta, đất trời như quen lạ
Hòa cùng nhau cây lá vẫn xanh đời
Yêu thương kia.. vẫn một nét môi cười
Hạnh phúc lại vỡ òa trong nỗi nhớ..
...
Nghe lá reo như thì thầm hơi thở
Em kề bên một cảm giác thần tiên
Người yêu ơi.. hãy nhớ nhé đừng quên..
Chân lãng tử dừng nơi đây... anh đơi..
..
NN 06/2015

Thứ Hai, 8 tháng 6, 2015

To Nhỏ


Việt Nam ta là một đất nước hơi nhỏ.
Trong cái nước hơi nhỏ có một thủ đô thật to.
Trong thủ đô thật to có những con đường rất nhỏ.
Trong những con đường rất nhỏ lại có những căn nhà thật to.
Trong những ngôi nhà thật to lại có những cô vợ bé rất nhỏ.
Những cô vợ bé rất nhỏ lại dành cho những ông quan thật to.
Những ông quan thật to lại đeo một cái cặp hơi nhỏ.
Những cái cặp hơi nhỏ thường có những dự án rất to.
Những dự án tuy rất to nhưng hiệu quả lại quá nhỏ.
Hiệu quả quá nhỏ nhưng thất thoát lại thật to.
Tuy thất thoát thật to lại được coi là cái lỗi rất nhỏ.
Vì thế Việt Nam ta từ từ biến thành một đất nước nho nhỏ.
Trong cái nước nho nhỏ lại có những ông lãnh đạo thật to.
Trong những ông lãnh đạo thật to lại có những cái đầu quá nhỏ.
Những cái đầu quá nhỏ lại có những túi tham thật to.
Những túi tham thật to lại có những hiểu biết rất nhỏ.
Và những hiểu biết rất nhỏ lại . . gây hại cho đất nước THẬT TO.
...
NN (GT)

Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2015

Mỹ tuần tra Biển Đông - Cuộc chơi không khoan nhượng.

 Việt Nam chỉ là vai phụ.
Dư luận trong nước và quốc tế đang đổ dồn vào động thái Hoa Kỳ cho máy bay và tàu tuần dương vào tuần tra khu vực Biển Đông. Nơi Trung Quốc đang gia tăng hoạt động bồi đắp các đảo chìm chiếm đóng của Việt Nam xung quanh hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Có nhiều quan ngại rằng hành động này có khả năng làm gia tăng nguy cơ xung đột nguy hiểm. Trong đó, dư luận trong nước ở Việt Nam đang đặc biệt chú ý mạnh mẽ đến các động thái của chính quyền Việt Nam.

Việc Bộ ngoại giao VN ra tuyên bố kêu gọi “các bên không làm phức tạp thêm” tình hình Biển Đông, cùng với cuộc gặp mặt trực tiếp của đích thân Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn với Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh tại cửa khẩu Lào Cai ngày 15/5 vừa qua. Bị giới truyền thông lề trái, các blogger, những người hoạt động trên mạng xã hội xem như chỉ dấu về một sự thỏa hiệp, đầu hàng của chính quyền Việt Nam trước Trung Quôc.
Vốn là tiếng nói từ phong trào đòi dân chủ, ủng hộ một thể chế chính trị dân chủ kiểu Mỹ nên giới lề trái trên cộng đồng mạng xem động thái tuần tra của Mỹ là một hành động tích cực, được chào đón là đương nhiên. Các chỉ dấu đi ngược lại hay cản trở Mỹ tuần tra bị quy tội “phản quốc” tuy nặng nề và ít nhiều có chút võ đoán nhưng không phải không có lý trước thực trạng các đối sách của Việt Nam bao năm qua luôn đẩy Việt Nam vào thế thua thiệt cả về chủ quyền lẫn lãnh thổ.
Mất nốt mấy đảo còn lại ở  Hoàng Sa, mất thêm một số đảo ở Trường Sa, mất đất biên giới trên bộ, lệ thuộc kinh tế, nợ nần với Trung Quốc... Trong đó đặc biệt  chú ý là cuộc chiến đẫm máu mà TQ chiếm Gạc Ma, Vành Khăn.. từ tay Việt Nam trong khi binh lính VN không được phép nổ súng là dấu ấn nặng nề nhất. Ít nhất, nó chính là các minh chứng không thể chối cãi rằng: Chính quyền Việt Nam luôn thua trước Trung Quốc.

Cuộc chơi bất ngờ.
Động thái tuần tra Biển Đông của Mỹ được cho là bất ngờ nhưng nó đã được cảnh báo từ lâu. Trung Quốc thừa hiểu sớm muộn Mỹ cũng  sẽ làm để can thiệp vào âm mưu bành trướng đường lưỡi bò trên biển. Lợi dụng khi Mỹ và đồng minh đang lo đối phó với các vấn đề ở vùng Vịnh và Ucraine, TQ đã tranh thủ  gấp rút  gia tăng hoạt động bồi đắp các đảo nhân tạo nhằm đặt Mỹ vào thế ”việc đã rồi”. Có thể điều TQ không lường tính hết là cuộc xung đột giữa Mỹ và đồng minh với Nga ở Ucraine. Nhằm lợi dụng Nga trong vấn đề Ucraine, TQ nhanh chóng thiết lập một quan hệ mạnh hơn với Nga bằng các thỏa thuận kinh tế  trong lúc Mỹ và đồng minh liên tục gia tăng trừng phạt lên Nga. TQ hi vọng Mỹ và đồng minh lún sâu vào vũng lầy ở đây để họ rảnh tay bành trướng Biển Đông. Nhưng Tổng thống Nga Putin đã chứng minh là một chính khách bản lĩnh vượt trội khi đã tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề Ucraine bằng bước nhượng bộ hợp lý, đúng thời điểm và có lợi nhất cho Nga, giúp Mỹ nhanh chóng quay sang Biển Đông đối phó với TQ sớm hơn.
Ucraine có quan hệ chặt chẽ với Châu Âu hơn là với quyền lợi Mỹ khi so sánh với Biển Đông. Với sự liên kết và sức mạnh của các đồng minh Mỹ ở Âu châu, vấn đề Ucraine có nhiều lựa chọn để giải quyết sau. Trong khi vấn đề Biển Đông sẽ không thể giải quyết nếu như TQ đã hoàn tất việc xác lập chủ quyền theo đường lưỡi bò. Đây mới chính là nguyên nhân tại sao Mỹ có hành động mạnh mẽ, bất ngờ và quyết liệt như vậy.


Chính quyền Việt Nam có ảnh hưởng gì tới quyết định tuần tra Biển Đông của Mỹ?
Nói tới Biển Đông, đương nhiên không thể không nói tới vai trò của Việt Nam - đất nước có phạm vi lãnh hải và vị trí địa chính trị quan trọng bậc nhất ở Thái Bình Dương. Tuy nhiên, trong mọi thông điệp từ phía Mỹ cho thấy – ít nhất là ở khía cạnh công khai -  không có bất cứ thông  điệp nào nhằm bảo hộ chủ quyền cho Việt Nam. Mỹ đang hành xử trên vai trò siêu cường dẫn dắt thế giới. Quyền lợi Mỹ và vấn đề hòa bình, ổn định thế giới luôn là hai vấn đề xuyên suốt trong chính sách của Mỹ. Cả hai vấn đề này không thể dung nạp một TQ độc chiếm Biển Đông như ý đồ mà TQ mong muốn. Bằng cách này hay cách khác, Mỹ bắt buộc phải ngăn chặn TQ thọc bàn tay vào lợi ích của Mỹ, bao gồm cả lợi ích từ quyền lực thống trị siêu cường. Đương nhiên Mỹ phải phớt lờ cả Việt Nam nếu chính quyền Việt Nam không mong muốn Mỹ kiềm chế TQ. Các rắc rối ngoại giao liên quan chuyến thăm Mỹ của TBT Nguyễn Phú Trọng có thể bắt nguồn từ chủ ý được đưa ra liên quan thông điệp dứt khoát này.
Nói cách khác thì VN sẽ bị gạt ra khỏi cuộc chơi quan hệ Mỹ - Trung ngay trên sân nhà của mình nếu không dứt khoát từ bỏ kiểu quan hệ đu dây dưới chiêu bài “trung lập” nửa vời!
Hành động tuần tra của quân lực Mỹ tại Biển Đông có thể không dẫn đến xung đột, triệt phá các công trình mà TQ đã xây dựng lên nhưng chắc chắn sẽ buộc TQ không được gia tăng lấn chiếm nhiều hơn. Thông điệp này là không thể đảo ngược từ phía Mỹ. Tứ phía TQ, với hành động hiện diện quân sự, tuần tra Biển Đông của Mỹ tuy khó chấp nhận nhưng cũng không thể lựa chọn giải pháp đối đầu vì  thiệt thòi chắc chắn sẽ nghiêng về TQ nhiều hơn. Con đường tiếp tục âm mưu bành trướng chỉ có một lối thoát duy nhất: Dùng Việt Nam làm cánh tay nối dài để tiến vào Đông Nam Á.
Việc đích thân tướng Thường Vạn Toàn hội kiến cùng ông Phùng Quang Thanh vừa qua không có gì khác hơn là thông điệp TQ sẵn sàng “trả giá cao” cho Việt Nam trong kế hoạch bành trướng của TQ.
Trong bối cảnh phong trào dân chủ đang từng bước phát triển ở Việt Nam, kế hoạch hòa giải với cộng đồng hải ngoại liên quan chế độ VNCH trước đây ở Mỹ  không thành, đàm phán TPP vẫn chưa ngã ngũ. Chính quyền Việt Nam thừa biết việc đạt được một quyền lợi mà họ mong muốn từ Mỹ không hề dễ ràng. Từ bỏ quan hệ với TQ lúc này để dựa vào Mỹ có thể là giải pháp tốt nhất cho chủ quyền quốc gia nhưng nguy cơ bị trả đũa bằng kinh tế và một cuộc chiến rối loạn nhiều mặt từ TQ từ các quan hệ phức tạp đã tạo ra với đủ thứ chồng chéo như hiện nay là điều không thể tránh khỏi.
Về kinh tế, viễn cảnh khó khăn khi TQ chỉ cần cắt toàn bộ nguồn cung phụ liệu cho ngành công nghiệp nhẹ thôi cũng là một đòn chí tử, chưa nói các khoản nợ vay, đầu tư hạ tầng và chi phối khác.
Về an ninh chính trị, với sự hiện diện của hàng triệu “công nhân” TQ mới vào khắp VN trong mấy năm qua sẽ không có gì đảm bảo không có biến loạn khi VN ngả hẳn qua quan hệ với Mỹ.
Bài toán này chắc chắn cần lời giải trong chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng tới Mỹ gặp Tổng thống Obama. Vấn đề còn lại phụ thuộc ông Trọng và Đảng CSVN có đủ can đảm từ bỏ bớt một phần quyền lực và vai trò chính trị, đặt chủ quyền và lợi ích quốc gia lên trên quyền lợi của Đảng  hay không.

Có vẻ các cuộc tấn công nhằm vào một số người hoạt động dân chủ gần đây và việc thu hộ chiếu của Giaó sư Nguyễn Huệ Chi - một trong những người khởi xướng trang Bô xít Việt Nam -  có vẻ như đang nhằm vào những gương mặt có thông điệp chống TQ  nhiều hơn. Nó là chỉ dấu thông điệp từ chính quyền Việt Nam hay bị giật dây bởi quyền lực nào cụ thể thì chưa khẳng định được nhưng chắc chắn sẽ sớm lộ rõ trong thời gian ngắn tới đây. Khi chính quyền VN bộc lộ chủ kiến cuối cùng liên quan cuộc chơi Mỹ-Trung trên Biển Đông.

Thứ Sáu, 19 tháng 12, 2014

NHỮNG CÁI CHẾT ĐẾN TỪ TRUNG QUỐC

Sau khi bình thường hóa quan hệ  với Trung Quốc (TQ). Việt Nam đang ngày càng rơi vào những vùng xoáy nguy hiểm mà giờ đây gần như chính quyền Việt Nam (VN) không có bất cứ chính sách hay động thái nào cho thấy có thể thoát ra ở bất cứ vấn đề nào.

Những cái chết thật đối với sinh mạng con người.
Hàng hóa, sản phẩm độc hại từ TQ không chỉ có riêng ở VN, nó đã tràn ngập khắp nơi, ở bất cứ đâu mà danh nhân và chính quyền TQ có thể luồn lách, vươn tới trên thế giới. Mức độ nguy hiểm của nó đã được cảnh báo rất nhiều. Rất nhiều nơi trên thế giới đã chuyển thành hành động tẩy chay hoặc các hàng rào kiểm soát qua tiêu chuẩn chất lượng, thuế quan, hạn ngạch xuất nhập.v.v.
ở VN, người dân giờ đây đã không còn  ai không thừa nhận mối nguy hiểm từ sản phẩm độc hại của TQ. Thế nhưng nó vẫn ung dung tồn  tại, ung dung gia tăng với tộc độ kinh hoàng. Từ các loại thực phẩm chế biến sẵn, các loại nông sản tẩm hóa chất, các sản phẩm công nghệ đều ẩn chứa yếu tố độc hại nguy hiểm khó lường.
Không chỉ sản phẩm được sản xuất tại TQ nhập vào VN, các sản phẩm cùng loại như rau, củ, quả, thịt, trứng.v.v. được sản xuất tại VN cũng bị TQ tẩm độc bằng các hóa chất nhập thẳng từ TQ qua bằng đủ mọi cách..
Dĩ nhiên, các sản phẩm độc hại từ TQ không gây chết người ngay, nó tích tụ dần, phối hợp với nhau bằng nhiều cách xâm nhập qua nhiều kiểu hấp thụ khác nhau. Qua một thời gian nhất định mới dẫn đến cái chết thật sự. Trong đó chưa nói tới những cái chết đến từ rắn độc, côn trùng có hại nguy hiểm, dược phẩm, dược liệu từ TQ.
Những cái chết nhìn thấy đã là khủng khiếp. Cái chết chưa nhìn thấy trong tương lai sẽ ra sao?
Những cái chết từ kinh tế.
Hãy thử hình dung sau một thời gian, ví dụ 2-3 năm nữa. Khi các loại chất độc từ thực phẩm, rau, củ quả liên quan TQ bắt đầu phát tác. Một cộng đồng không nhỏ những người được phát hiện bệnh là do lượng độc tố liên quan Madein Chine thì sẽ ra sao?
Ngay từ lúc này, từ khắp nông thôn tới thành thị, nỗi sợ hãi nhiểm độc từ sản phẩm TQ đã khiến những bà nội  trợ chấp nhận nhắm mắt móc bóp chi những khoản tiền cắt cổ, cực khổ lặn lội đi tìm từ bó rau sạch, con cá, miếng thịt.. không có Madein Chine. Những thực khách ngao ngán trong quán ăn, nhà hàng chỉ vì lo sợ với chính những thứ mình đã bỏ tiền ra mua thì khi tình huống nói trên xảy ra. Liệu những người nông dân VN làm ra sản phẩm sẽ bán cho ai? Trong tình cảnh thật giả lẫn lộn ở mọi ngóc ngách, người nông dân VN làm sao để chứng minh sản phẩm của mình là an toàn đối với người mua?
Có lẽ, khi đó kịch bản duy nhất là nông dân VN bán cho TQ các sản phẩm làm ra không chứng minh được có độc hay không để rồi người tiêu dùng VN lại mua từ TQ cái thứ chắc chắn có độc sau khi ngâm tẩm, sơ chế(!)  Nghe có vẻ hài hước, luẩn quẩn nhưng có kiến giải nào cho vấn đề hợp lý hơn?

Hàng hóa độc hại TQ giết chết người dân
Sau hơn 10 năm theo đuổi công nghiệp hóa. Nền công nghiệp VN “chưa làm nổi con ốc vít’’ với hàng trăm khu công nghiệp bỏ hoang và hàng chục tỷ dolar tiền nhập nguyên phụ liệu cho công nghiệp nhẹ từ TQ mỗi năm. Đi cùng với sự lệ thuộc nguồn cung đầu vào là giá thành lẫn năng lực sản xuất cũng bị lệ thuộc. Sự sống chết của ngành công nghiệp VN, trong đó điển hình là ngành may mặc hoàn toàn nằm trong tay TQ, khi ‘’lưỡi hái’’  từ TQ vung lên thì hàng triệu công nhân ngành may mặc, giày da và hàng loạt các ngành sản xuất công nghiệp khác của VN  không có bất cứ phương án nào che đỡ

Cái ‘’chết lâm sàng’’ vì lệ thuộc chính trị.
Món nợ công khổng lồ ngày nay đang khiến cả nước đứng ngồi không yên không còn đơn giản ở vấn đề làm sao trả nợ. Ai cũng biết quá nửa trong số đó là nợ từ TQ. Dưới câu khẩu hiệu ‘’hợp tác, phát triển’’. TQ đã tỏ ra hào phóng cho chính phủ VN vay nợ dễ ràng đến bất ngờ nhưng đổi lại là những cái thòng lọng không dễ đễ tránh né.
Bỏ qua các thông tin về những khoản ‘’lại quả’’ sau những  dự án khổng lồ mà VN ký kết với TQ. Không ai biết khoản tiền 100 tỷ USD ngoài khoản vay đề xuất 20 tỷ  khắc phục khủng khoảng kinh tế hồi 2003-2007 liên quan dự án khai thác Bauxite Tây Nguyên gây tranh cãi bây giờ ra sao. Cũng không ai biết doanh nghiệp TQ đã mua lại toàn bộ nhà máy xi măng ở Nghi Sơn lúc nào, giá bao nhiêu từ tay các ông chủ mà thông tin rò rỉ nói rằng là các quan chức cao cấp hàng đầu của VN đứng sau để giờ đây nó biến thành dáng dấp một ‘’đặc khu’’ thu nhỏ, nội bất xuất, ngoại bất nhập với lá cờ TQ ngạo nghễ ở Thanh Hóa. Không ai biết đằng sau thỏa thuận nào để Vũng Áng – nơi những ông chủ TQ ở đây toàn quyền sinh sát lại được hưởng nhiều đặc quyền đến thế. Con số lao động TQ ở VN nhảy nhót hết báo cáo này tới báo cáo khác để rồi bây giờ con số ước lượng tương đối là bao nhiêu cũng.. không biết nột.
Trong bối cảnh giaa tăng tranh chấp ở Biển Đông, những bất ổn có thể  xuất hiện nguy cơ đối đầu vũ trang có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Gần như mọi nơi, mọi khía cạnh đều lấp ló bóng dáng Madein Chine.
Người ta có thể ngạc nhiên khi thông tin một ông Phó thủ tướng vốn là người Hoa còn nguyên vẹn hồ sơ với chứng cớ rõ ràng vẫn ung dung tại vị. Có thể ngạc nhiên khi biết sự đông đảo của một khu phố ‘’vợ Tàu’’ ở Hải Bình (Tĩnh Gia-Thanh Hóa) – Nơi có hàng trăm căn nhà được công nhân TQ mua bán, xây dựng cho những cô gái Việt được họ kêu là Vợ ở đây. Nhưng không ai có thể biết trong số những ông chủ của những căn nhà ấy thuộc thành phần nào, có những tù nhân được đưa qua làm việc với mứa lương rẻ mạt tương tự ở dự án Bauxite Tân Rai hay không?
Tất cả những điều đó, nếu đem xâu chuỗi lại với thái độ kỳ lạ của chính quyền VN trong những việc liên quan tranh chấp Biển Đông, phân định biên giới. .  với TQ thì thuật ngữ ‘’chết lâm sàng’’ đối với vấn đề lệ thuộc chính trị của VN hiên nay e rằng cũng chưa phải đã là câu nói chính xác, đầy đủ.

Những cái chết không tránh khỏi nếu...

Sẽ thật ngây thơ nếu nói rằng TQ sẽ dừng lại hay từ bỏ tham vọng độc chiếm Biển Đông bởi vì họ cần một chính quyền thân TQ như hiện nay. Với sức mạnh và lợi thế đang có trong tay. TQ không coi một chính quyền VN là gì trên bàn cân để so sánh với mục tiêu giành lấy Biển Đông. Từ đó, TQ thừa hiểu: Khi TQ chiếm được Biển Đông, chính quyền VN hiện nay dù muốn hay không cũng sụp đổ bởi người dân VN không còn đủ kiên nhẫn để tin vào bất cứ giải thích nào. Riêng điều đó đã quá đủ để TQ sẵn sàng gạt  bỏ những tính toán  khi cân nhắc về vai trò của chế độ VN. Một ví dụ khá giống và cụ thủ cho khía cạnh này chính là câu chuyện Crime và chính quyền Yunancovich đối với Nga. Để chiếm được Crime, Nga đã dày công xây dựng cho chính quyền Yunancovich, sau khi đã chiếm được Crime thì Putin đã chẳng chút ngần ngại tuyên bố ‘’Yunancovich đã hết vai trò ở Ucraina”(!)
Chính sách bành  trướng giết chết chủ quyền của chế độ

Biển Đông quan trọng với TQ không hề thua kém nếu không nói là hơn cả Crime với Nga, TQ có trong tay nhiều lợi thế hơn Nga, không có gì để nghi ngờ nhiều về kịch bản về một cái chết chính trị tương tự ở VN như ví dụ ở Ucraina.
...
Cái chết không phải là xa lạ. Dù sợ chết hay không con người ta vẫn phải chết. Nhưng tất cả những cái chết đến từ TQ ở VN sẽ là cái chết nhục! Chết vì sự ngu dốt và thói tham lam, ích kỷ.
Một chính quyền không dám hiên ngang nhận lãnh trách nhiệm vì đất nước, một dân tộc không dám mạnh mẽ vì tương lai của thế hệ sau thì lẽ sống chết thật gần và vô nghĩa đến cay đắng khôn cùng

Chính quyền không dám làm gì để ngăn chặn, người dân không dám nhìn thẳng để kiên quyết tẩy chay, đề phòng. Hẳn nhiên cái chết đến từ TQ sẽ không xa và không có gì khó hiểu

Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

Câu chuyện Điếu Cày và “xuất khẩu dân chủ”.

Hành trình  bí mật.
Mấy hôm nay, cộng đồng mạng và đặc biệt các facebooker cổ vũ cho phong trào dân chủ Việt Nam quay cuồng trong tin tức liên quan bloger Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải) bất ngờ qua Mỹ.
Vượt lên tất cả là niềm vui chia sẻ với một tù nhân khá nổi tiếng, một người thuộc lớp tiên phong cất tiếng nói và dấn thân qua các hoạt động phản đối Trung Quốc xâm lược, các chính sách bất công của chế độ, nhà nước Việt Nam.
Sau các hoạt động tổ chức, tham gia xuống đường là cuộc đối đầu trên mặt trện truyền thông một thời của Câu lạc bộ Nhà báo tự do. Một tổ chức từng được Tổ chức phóng viên không biên giới ghi nhận và lên tiếng khi bị đàn áp. Trong số những đồng đội của anh, còn một số hiện vẫn đang còn chịu án tù như Tạ Phong Tần, hoặc cũng đã ra tù qua Mỹ như  Lê Trần Luật.. Một số khác đang chịu sự giám sát chặt chẽ bởi chính quyền thông qua lực lượng an ninh.
Việc bloger Điếu Cày được tha tù trước thời hạn vốn đã được thông tin đồn đoán từ lâu, khi khá nhiều chính phủ các nước Mỹ, Úc, Đức, Đan Mạch.. lên tiếng. Nhưng vào những ngày cuối năm âm lịch 2013, thông tin chính quyền gửi giấy yêu cầu đóng án phí để được tha bị tung ra ngoài thì vấn đề thả Điếu Cày vấp phải hạt sạn không hề nhỏ, khiến cho chính quyền vướng thêm một “tế nhị” khó nói: Thả Điếu Cày thì đành phớt lờ sự phản đối không đóng án phí, kiên quyết không nhận tội.. Không thả thì vòng chót của TPP và vũ khí sát thương với Mỹ gặp trở ngại.
Việc chính quyền chọn cách bất ngờ đưa Điếu Cày lên thẳng máy bay, không cho cả gia đình biết có thể chính là giải pháp bất đắc dĩ phải làm chứ cũng không vui vẻ gì.
Bản thân Bloger Điếu Cày, việc phóng thích trước thời hạn dù được ngụy trang dưới bất cứ hình thức nào, áp lực nào thì ít nhất nó cũng chỉ ra rằng: Bản án dành cho Điều Cày là không minh bạch, vi phạm các chuẩn mực pháp lý.

Cuộc đón tiếp bất ngờ

Hành trang bí mật.
Chính những sắp xếp một hành trình bí mật cho chuyến đi Mỹ của Điếu Cày và diễn biến sau đó cho thấy nhiều điều mà có lẽ ngay cả chính quyền Việt Nam cũng bất ngờ. Nếu việc Điếu Cày liên lạc với gia đình khi nhân cơ hội máy bay dừng quá cảnh tại Hồng Kông, tiết lộ hành trình  là việc có thể dự đoán trước thì việc Điếu Cày bất ngờ quay lại, xuất hiện trước đám đông người Việt tại Mỹ đang đón đợi anh tại sân bay Los Angeles khi  mà anh đã được nhân viên ngoại giao Mỹ và cảnh sát đặc biệt hộ tống ra cửa khác chắc chắn không nằm trong kịch bản đã vạch ra trước.
Không có ngón tay chữ V giơ cao, biểu thị chiến thắng (Victoria) như vợ chồng Cù Huy Hà Vũ trước đây. Nụ cười tươi nhưng điềm đạm, chừng mực và nhất là câu khẳng định “sẽ đấu tranh cho ngày trở về” của Điếu Cày mang đậm nét riêng biệt của Điếu Cày và những gì anh mang theo tiết lộ nhiều vấn đề. Cách ứng xử và những hành động liên quan cuộc ra mắt ngắn ngủi cũng không ít chuyện thú vị.
Nếu hành trang trên người Điếu Cày chỉ là bộ sơ mi cũ nhàu và đôi dép tổ ong – loại dép được cấp cho hầu hết tù nhân ở Việt Nam – thể hiện việc giờ giấc được giữ bí mật gần như tuyệt đối, thì những bức thư mà bạn tù gửi theo được cất giấu trong áo lót cho thấy là anh đã biết rõ một cách chắc chắn sẽ được thả trong khoảng thời gian ít nhất là vài ngày trước đó. Có thể chỉ là dự đoán, không có thông báo chính thức nhưng cũng có thể là có nhưng anh không có điều kiện báo tin ra ngoài. Các bức thư được an toàn, nguyên vẹn.. cho thấy các quản giáo và an ninh thực thi lệnh thả chỉ nhận được biết trong khoảng thời gian rất ngắn, không có đủ thời gian khám xét kỹ hoặc là vì lý do nào đó – một tình cảm riêng tư chẳng hạn – đã giúp anh hoàn thành tâm nguyện của các bạn tù gửi gắm. Thông thường, ngay với những tù bình thường khác, khi ra khỏi trại giam không dễ làm được việc mang bất kỳ thứ gì ra ngoài. Hành trang mà anh Điếu Cày mang theo đến Mỹ quả là một kỳ tích.
“Xuất khẩu dân chủ”.
Dù được chính quyền ra thông báo là thả “vì lý do nhân đạo”. Cũng như với trường hợp Cù Huy Hà Vũ, bất cứ ai quan tâm tới thời cuộc, tới chính trị đều thừa biết là việc thả Điếu Cày lần này liên quan áp lực đàm phán TPP và dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương của Mỹ mới là lý do thực sự.
Đàm phán xây dựng quan hệ chính trị hay thương mại với Mỹ hoặc nhiều nước dân chủ khác thường có các điều kiện đi kèm liên quan vấn đề thể chế, tiến trình, mức độ thực thi dân chủ, các quyền cơ bản của đối tác đàm phán.
Việt Nam vốn đã gặp khá nhiều khó khăn, nhất là đàm phán với Mỹ bởi hình thức tổ chức chế độ. Việc thực thi chính sách ở Việt Nam vốn đã “trái khoáy” về mặt logic xây dựng cơ sở luật pháp. Không phù hợp với các nền tảng xã hội dân chủ. Một yếu tố khác là vấn đề văn hóa nên với ngay cả các cơ sở có sẵn cũng không được giải thích thỏa đáng. Việc phóng thích các tù nhân chính trị là cách mà chính quyền Việt Nam muốn lấy đó làm cơ sở chứng minh rằng họ  “đang  cải tổ chế độ; đang hướng tới dân chủ..”. Có điều việc thả tù chính trị nhưng lại để họ ra nước ngoài lại là một sai lầm vô cùng nghiêm trọng.
Xét trên khía cạnh nhận thức kiểu bình dân, đại chúng thì đây là kiểu “tống khứ cho khuất mắt”. Xét trên khía cạnh chính trị thì nó thể hiện chính quyền Việt Nam không chấp nhận dung nạp các thành phần đấu tranh ôn hòa, đòi hỏi sự minh bạch và việc thực thi dân chủ thực tế.
Xét trên khía cạnh chiến lược an ninh, bảo vệ chế độ thì hành động này càng chỉ ra các sai lầm khi vô tình đưa những tiếng nói bất đồng chính kiến đến với các lực lượng đối lập, bao gồm cả các tổ chức đối lập cực đoan ở hải ngoại. Ở trong nước thì một số người thuộc thành phần cơ hội, muốn lợi dụng danh nghĩa đấu tranh dân chủ để nổi tiếng, để cũng được “xuất ngoại miễn phí” mà gần đây đã có người lên tiếng, có người bày tỏ một cách công khai trên mạng xã hội là minh chứng có thật. Chính thành phần cơ hội này sẽ gây ra nhiều rắc rối không chỉ cho chính quyền mà cho cả những người đấu tranh ôn hòa, những người thuần túy hoạt động xã hội dân sự nghiêm túc.
Có thể nói việc thả tù chính trị, đưa các tù nhân ra nước ngoài tương tự Nguyễn Thị Phương Uyên, Cù Huy Hà Vũ, Đỗ Thị Minh Hạnh, Điếu Cày.. là một kiểu “xuất khẩu dân chủ” vừa lố bịch, bất nhân,  vừa gây ra những hậu quả khó lường.
Chính quyền Việt Nam cần chấm dứt ngay phương cách thể hiện cải thiện dân chủ bằng các chiêu trò đem tù nhân ra mặc cả. Chấm dứt ngay các hành vi trấn áp, bỏ tù những người bất đồng chính kiến. Nhanh chóng đưa ra các giải pháp được luật hóa để chính thức xác quyết các quyền cơ bản của công dân, quyền con người.. mà Hiến pháp Việt Nam, các Công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết. Đó mới thực sự là những minh chứng đáng tin cậy.

Manh nha những ẩn ý “hậu Điếu Cày”.
Sau cuộc đón tiếp nồng nhiệt, dù bất ngờ nhưng khá rầm rộ của cộng đồng người Việt hải ngoại. Đâu đó bắt đầu có các ý kiến xung quanh một vài chi tiết như: Đôi dép tổ ong, Điếu Cày không nhận là cờ vàng ba sọc của một người đàn ông đưa cho khi ở phi trường Los Angeles..

Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải sẽ lựa chọn vai trò nào tại Mỹ?

Theo quan điểm cá nhân tôi: Việc anh Điếu Cày qua Mỹ, dù phía sau có mang  theo ẩn ý hay thông điệp nào đi nữa thì trước tiên anh cần có thời gian nghỉ ngơi và có những cọ sát để hiểu rõ hơn về cộng đồng mới. Dù có chung mục tiêu nhưng chắc chắn không phải ai cũng có chung cách nhìn, cách nghĩ.
Cứ cho là anh Điếu Cày thật sự cố ý không nhận lá cờ thì điều đó cũng hoàn toàn bình thường. Việc đó sẽ gây khó khăn cho anh khi đối diện với các tuyên truyền mà nhà nước Việt Nam chắc chắn không bỏ qua. Mặt khác, ở ngay tại Mỹ, nó sẽ khiến cho các nhóm, các tổ chức khác quan điểm với lực lượng Việt Nam cộng hòa có những đánh giá, nhìn nhận về anh.

Rõ ràng, nếu nhân việc bị trục xuất hoặc kể cả là do anh tự yêu cầu xuất cảnh qua Mỹ. Anh Điếu Cày có thể trở thành một một “đại sứ”  để tìm hiểu, gắn kết các tổ chức ở hải ngoại đến một tiếng nói chung. Từ đó tìm ra những  cách thức phối hợp hợp lý, đúng đắn đối với phong trào trong nước, đối với chính  quyền Việt Nam thì đó thật sự là một điều vô cùng cần thiết. Một thành công rất lớn, điều mà nhiều người từng kỳ vọng ở Cù Huy Hà Vũ nhưng Cù Huy Hà Vũ đã không làm được.

Thứ Ba, 28 tháng 10, 2014

Hồng Kông – Câu chuyện Con Cáo và Chùm Nho.

Cuộc biểu tình của phong trào Chiếm trung tâm ở Hồng Kông đang đi vào giai đoạn cao trào. Các vấn đề chính sách và đường lối hành xử của cả hai bên – chính quyền và người biểu tình – đã và đang bộc lộ ngày càng rõ nét.
Dấu hiệu gia tăng các thành phần tham gia, ủng hộ cuộc biểu tình ở Hồng Kông. Các vụ biểu tình, phản kháng gia tăng trong thời gian gần đây ngay trong lòng Trung Hoa đại lục đã chứng minh sức lan tỏa ngày càng rộng của thông điệp từ Hồng Kông.

Cây dù - Biểu tượng phong trào biểu tình dân chủ tại Hồng Kông

Con Cáo và Chùm Nho.
Những người biểu tình Hồng Kông đã đem đến cho cả thế giới một thông điệp, một phương thức đấu tranh dân chủ mang tính điển hình. Kiên nhẫn, ôn hòa nhưng đầy quyết liệt và  dứt khoát. Vừa thu hút, lôi cuốn mọi người, mọi thành phần, vừa tạo dựng một hình ảnh đầy thuyết phục.

Cảnh sát Hồng Kông dùng hơi cay đàn áp biểu tình

Về phía chính quyền Hông Kông – thực tế là chính quyền Trung Quốc – đã bộc lộ cả sự lúng túng lẫn ý chí quyết tâm áp đặt kiểu cường quyền quen thuộc.
Sau khi bật đèn cho Đặc khu trưởng Hồng Kông Lương Chấn Anh hứa hẹn đàm phán lần thứ nhất. Những tưởng  khi lượng người biểu tình giảm xuống. Bằng các thủ đoạn chia rẽ, mượn tay giang hồ quấy rối sẽ triệt tiêu được cuộc biểu tình. Chính quyền Bắc Kinh đã hoàn toàn bất ngờ khi số lượng người biểu tình chỉ còn ở mức mấy trăm người. Tuyên bố đầy tráo trở của Lương Chấn Anh hủy bỏ đàm phán lập tức được đáp trả bởi một cuộc tập trung người biểu tình đông hơn gấp nhiều lần, tỏ rõ một ý chí đoàn kết và quyết liệt hơn rất nhiều đã đẩy chính quyền Bắc Kinh và chính quyền Hồng Kông vào thế lúng túng, bất ngờ.
Thái độ ôn hòa, đầy nhân văn của cuộc biểu tình khiến chiêu trò cho những kẻ gây rối tời phá đám mất tác dụng khi quá trơ trẽn, không thể tìm thấy đối tượng hợp lý để ra tay. Thậm chí, việc giả mạo hình ảnh tung tin “người biểu tình hành hung cảnh sát” cũng bị lật tẩy ngay tức khắc là giả mạo(!). Huy động một lực lượng đông đảo cảnh sát nhằm uy hiếp tinh thần cũng thất bại trước một lực lượng đông đảo, đoàn kết. Việc trấn áp bằng dùi cui, hơi cay.. cũng sớm phá sản trước cac phản ứng hết sức khéo léo từ người biểu tình.
Đặc khu trưởng Hồng Kông Lương Chấn Anh đã lại phải muối mặt chấp nhận đối thoại, đàm phán với đại diện người biểu tình vào ngày hôm nay.
Cách hành xử của chính quyền Hồng Kông cho thấy rất rõ bản chất lươn lẹo, tráo trở khi luôn nhằm tới mục địch dẹp tan cuộc biểu tình, tiếp tục thực thi âm mưu áp đặt chế độ bầu cử theo chủ trương từ Bắc Kinh. Nó khiến người ta liên tưởng câu chuyện ngụ ngôn “Con Cáo và Chùm Nho”. Con Cáo sau khi tìm đủ mọi cách dối trá để hòng ăn chùm nho không được, chấp nhận phải bỏ đi nhưng lại nói “Nho còn xanh lắm” (!)

Chùm Nho còn xanh – Thật sự xanh.
Với nòng cốt là lực lượng sinh viên. Phong trào biểu tình Chiếm trung tâm thật sự là một phong trào của lớp thế hệ trẻ. Tuổi trẻ và bầu nhiệt huyết căng tràn khao khát tự do, khao khát thể hiện mình được sự giúp sức bởi kinh nghiệm những nhà hoạt động lão luyện đã tạo nên một không khí cách mạng vừa năng động, vừa tươi trẻ, khiến bất cứ ai cũng bất ngờ và cảm phục.

Sai lầm đã khiến chính quyền Hồng Kông phải ngồi vào bàn đàm phán ở vị trí kẻ thất bại.

Ý đồ tham lam, nôn nóng muốn đồng hóa Hồng Kông vào một thể chế độc tài, áp đặt của chính quyền Bắc Kinh là minh chứng sự tráo trở, bộ mặt dối trá khi chính chính quyền Bắc Kinh đã ký vào Hiệp ước 1997 với Vương Quốc Anh: Công nhận Hồng Kông có quyền tự trị và độc lập về chính trị cho tới 2047. Tham muốn quá mức, cộng với nỗi sợ hãi, lo lắng về sự hình thành các phong trào đòi tự trị ở Nội Mông, Tân Cương.. khiến chính quyền Bắc Kinh cố tìm mọi cách triệt tiêu tư tưởng dân chù ở đây. Một kiểu “ăn xổi”, tham chiếm càng sớm càng tốt.  Vô tình đã biến “Chùm Nho xanh” Hồng Kông chín sớm trong bản lĩnh và nhận thức nhưng vẫn xanh khi  “Con Cáo” Bắc Kinh  phải nhận câu trả lời chát đắng, không khoan nhượng của tuổi trẻ Hồng Kông.

Việc hứa hẹn đàm phán, dùng thủ đoạn chia rẽ, phá rối rồi , đe dọa đàn áp..  đều thất bại. Cuộc đàm phán lần này dù có nhượng bộ nào từ đại diện phong trào sinh viên Hồng Kông thì một sự thật rõ ràng là chính quyền Hồng Kông – Phía sau là chính quyền Bắc Kinh – đã bị buộc ngồi vào vị trí bất lợi, vị trí kẻ thua cuộc trước khao khát tự do, dân chủ.

Thứ Hai, 27 tháng 10, 2014

Tìm hiểu về quyền con người - Phần 2

TỪ TUYÊN NGÔN NHÂN QUYỀN, NHÌN LẠI THỰC TIỄN NHÂN QUYỀN Ở VIỆT NAM.
Trong stt trước, tôi đã coppy lại toàn văn Bản Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền.
Hôm nay, tôi sẽ dẫn một số ý kiến của mình và hãy thử cùng nhau nhận xét về nó.
Trước hết, ở phần viện dẫn để hình thành các điều ước trong bản Tuyên bố. Chúng ta có thể tóm lược nội dung của nó như sau:
Bản Tuyên bố Quốc tế về Nhân quyền dựa trên các NHU CẦU đương nhiên của con người. Trong đó có các nhu cầu phải được tôn trọng gồm có: Được tự do đi lại; Tự do phát biểu quan điểm cá nhân của mình; Tự do tìm kiếm thông tin, chia sẻ các thông tin đó nhằm đem lại mục đích phục vụ mưu cầu hạnh phúc cho mình; Quyền được sống, được bảo vệ thân thể, tính mạng và tài sản chính đáng của mình; Quyền được bình đẳng trước pháp luật...v.v. Trong đó nêu rõ là mọi quốc gia, mọi chế độ đầu phải nghiêm chỉnh tôn trọng và thực thi các điều khoản trong tuyên bố này.
Việt Nam thành lập nhà nước từ 1945, phải mất 47 năm sau mới phê chuẩn Công ước quốc tế về Nhân quyền. Câu hỏi đặt ra ở đây là: Tại sao lại lâu như vậy và thực tế chế độ hiện nay ở Việt Nam đã thực thi những gì trong vấn đề nhân quyền đối với người dân?
Trên thực tế, dù Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập từ 1945. Nhưng do thể chế chính trị là theo phe CNCS, đất nước thì bị chia cắt cho tới 1975 mới thống nhất (30/04/1975). Hai năm sau, ngày 20/09/1977 Việt Nam mới chính thức được phê chuẩn là thành viên thứ 186 của Liên Hợp Quốc. Như vậy thực tế là VN mất 15 năm kể từ khi được công nhận rộng rãi trên quốc tế mới phê chuẩn Công ước quốc tế về Nhân quyền.
Điều gì khiến cho VN chậm chạp đến vậy? Nhìn với con mắt bao dung một chút, có thể nó bắt nguồn từ 3 lý do chính.
- Bản thân các lãnh đạo của VN tin rằng chế độ chính trị XHCN là một xã hội tốt đẹp, đảm bảo mọi quyền lợi tốt nhất cho người dân. Bản thân các lãnh đạo trước đây xuất thân trong giai đoạn chuyển tiếp giữa chế độ phong kiến nên khi thấy chủ nghĩa Mác-Lê và phong trào CS lớn mạnh thì tin rằng nó tốt, không cần xem xét thấu đáo đến việc luật hóa các quyền cơ bản của con người. Mọi thứ dính dáng đến phương Tây, đến tư bản đều bị nhìn với con mắt nghi kỵ và thù nghịch.
- Bản thân cấu trúc thể chế nhà nước ở VN vốn không rõ ràng trong mô hình quyền lực. Trên lý thuyết thì quyền nằm trong tay dân (dân làm chủ) nhưng thực tế thì họ lúng túng nên quay lại áp dụng một chế độ độc đoán, nắm trọn quyền lực và dẫn dắt chế độ đi theo xu hướng như hiện nay.
- Thực chất, thực thi một chế độ tôn trọng nhân quyền sẽ không cho phép giai cấp thống trị áp đặt quyền lực một cách tùy tiện. Không có nhiều cơ hội cho người nắm giữ quyền lực dùng sức mạnh buộc người dân theo các mục đích theo chủ kiến cá nhân.
Những lý do trên thể hiện rất rõ nếu chúng ta nhìn lại thực tế trước đây (giai đoạn trước 1980) thì thái độ của các lãnh đạo với người dân với thái độ khá tốt. người dân tuy không quan tâm chính trị, không chú ý đến những quyền căn bản của mình nhưng cũng không có những nghi ngờ và đố kỵ như hiện nay.
Sau một thời gian loay hoay tìm đường tháo gỡ cho định hướng phát triển. Lòngti n và ý thức trong đại đa số Đảng viên và quan chức đã mai một, họ nhận ra rõ cái đểm đến của CNXH là mờ mịt, cùng với sự chi phối nhu cầu vật chất đã đẩy chế độ theo hướng tìm mọi cách bóp chặt các quyền cơ bản của con người. Chiếm giữ quyền lực để lợi dụng mưu đồ lợi ích cho giai cấp cầm quyền.
Cũng từ đây, xã hội VN nhanh chóng gia tăng sự phân hóa ngàng càng rõ giữa người dân và nhà nước.
Hấp lực của vạt chất biến chế độ thành một guồng máy mà trong đó mọi tiêu chí pháp lý đều bị hướng theo mục đích cá nhân, được cả bộ máy cùng che đỡ trong mối quan hệ chằng chịt từ lợi ích.
Mặc dù đã phê chuẩn công ước về nhân quyền. Nhưng tình trạng vi phạm thì gần như xảy ra ở tất cả mọi điều ước. Cụ thể:
- Điều 1 - 2-6 & 7: Việc quy chụp tội danh đối với các cá nhân bất đồng chính kiến và xử tù là bất bình đẳng, xúc phạm nhân phẩm người khác. Tình trạng án cùng hành vi, nhưng bản thân hoặc thân nhân những người có dính líu đến quan chức luôn xử nhẹ hoặc che dấu so với người dân bình thường.
- Điều 3-5: Chúng ta có thể thấy khá rõ, người dân làm ăn, đóng góp cho nhà nước để nhà nước quản lý và bảo vệ mình. Nhưng thực tế, không nói vấn đề tệ nạn côn đồ ngoài xã hội ngày càng gia tăng. Ngay ở cơ quan công quyền, tình tạng người dân bị bức cung, nhục hình, thậm chí tới chết cũng theo chiều hướng gia tăng. Dù thông điệp từ nhà chức trách đưa ra và truyền thông nhà nước tuyên truyền, nói lái ra là "tự tử, tự giật điện, đột tử. tai biến.v.v." nhưng các hình ảnh lộ ra ngoài và những gì chúng ta nhìn thấy trong thực tế cho chúng ta kết luận rất rõ ràng là bị lạm quyền, dùng vũ lực dẫn đến chết người.
- Điều 4: Trên thực tế, mặc dù danh chính ngôn thuận là không có nô lệ, cưỡng bức. Nhưng tình trạng bóc lột công sức lao động thể hiện rất rõ ở chỗ hơn 400 loại thuế và phí các loại. Nếu tính về tỷ lệ tích lũy và số tiền phải nộp thì mức độ tích lũy thặng dư của hầu hết các dạng nghề lao động chỉ vào khoảng trên dưới 10% so với tổng thu nhập, chỉ bằng khoảng 1/5-1/6 so với đóng góp phải nộp cho nhà nước. Một tỷ lệ không nhỏ các lao động tự do hoàn toàn không có tích lũy, chỉ có đóng góp.
Bản chất các quan hệ "ngoài luồng" của quan chức, đại gia trên cơ sở tiền bạc cũng là một hình thức mua bán, cưỡng bức nô lệ kiểu mới (do cả hai bên đều phủ nhận).
- Điều 8-9-10-11: Thực tế, nhà nước VN không có hệ thống tư pháp độc lập, do đó nó bị chi phối bới quyền lực một bên. Biến giai cấp cai trị thành kẻ tự chọn hình thức trừng phạt khi trở thành bị đơn, chỉ có giai cấp bị trị là bị đơn độc lập trước tòa án.
- Điều 12-13-14: Việc lạm quyền, xâm phạm đời sống riêng tư bị xâm hại một cách khá tinh vi.
VD:
Lấy lý do "kiểm tra hành chính", CA và các lực lượng khác có thể xông vào nhà dân bất cứ lúc nào, thậm chí không có bằng chắng nghi vấn tội phạm vẫn tiến hành kiểm tra. Điều này áp dụng cả với việc lưu trú tại nhà nghỉ, khách sạn.
Quy định kiểm tra CMND đối với người tham gia giao thông khi xử lý cũng là một hình thức vi phạm. Vì lẽ ra, CSGT thỉ có quyền kiểm tra các giấy tờ liên quan luật giao thông gồm phương tiện, bằng lái.. Yêu cầu xuất trình CMND chỉ khi trường hợp phương tiện vi phạm là tên người khác (chỉ cần so với bằng lái là đủ) và phải do lực lượng CA HC-TTXH thực hiện.
Vấn đề đi lại, tạm trú có thời hạn nhất định ở địa phương khác buộc có giấy tạm vắng cũng bất hợp lý vì việc xác minh bằng giấy tạm vắng hoàn toàn không có cơ sở để theo dõi, ngăn ngừa tội phạm bỏ trốn như lý giải của chính quyền đưa ra.
...
- Điều 17: Tài sản cá nhân của người dân bao gồm tài sản tích lũy, tài sản giá trị gia tăng trong quá trình lao động và phần đóng góp của mình cho xã hội. Nhưng thực tế ở VN, ngay tài sản giá trị gia tăng của người dân cũng bị xâm phạm, coi nhẹ. Cụ thể như vấn đề đền bù giải tỏa, thu hồi đất không thỏa đáng xảy ra trên toàn quốc, ở đâu cũng có. Còn tài sảnl à phần đóng góp cho nhà nước thì người dân hoàn toàn không hế có chút quyền nào. Mọi quản lý, sử dụng, thất thoát.. hoàn toàn do nhà nước tự xử. Người dân bị cấm ngặt việc tham gia bảo vệ quyền đó đối với người khác bằng các qui định và quy chụp là "kích động, xúi giục.v.v.".
- Điều 19-20-21: Thực tế, việc lập hội, nhóm ở VN thì ai cũng biết là bị ngăn cản ở mức tối đa. RÀO CẢN được áp dụng phổ biến là thủ tục và các điều kiện hoàn toàn không liên quan tới khả năng lập hội, nhóm.
Các phát ngôn mang chính kiến cá nhân, khác với tư tưởng của chế độ đều bị quy chụp. Thậm chí bị coi là kẻ thù với tội danh "phản động". Ở trường học, việc bắt buộc học sinh phải vào Đoàn mới được thi tốt nghiệp hay việc sinh viên phải có điểm bộ môn Triết học Mác - Lê mới được thi cử, tốt nghiệp.v.v. là những vi phạm thấy rõ nhất.
Các điều khoản sau cùng, chủ yếu liên quan RÀNG BUỘC TRÁCH NHIỆM PHẢI THỰC THI ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC và bị chi phối vởi năng lực tích lũy, phát triển (từ 23 đến 27) nên tạm dừng ở đây.
Kết luận cuối cùng theo cá nhân tôi. Vấn đề vi phạm nhân quyền ở VN và việc mỗi chúng ta thực thi việc đấu tranh chống lại sự vi phạm đó là một quyền đương nhiên. Nó được nhà nước VN thừa nhận và phải có trách nhiệm đáp ứng nhu cầu bảo vệ khi chúng ta thực thi các vấn đề liên quan Công ước quốc tế về nhân quyền.
Đây là bước khởi đầu và là nền tảng để chúng ta tiến tới một xã hội dân chủ thật sự. Điều mà không chế độ nào được phép cản trở.