Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 8 tháng 6, 2014

CHỈ MẶT NHỮNG KẺ PHẢN ĐỘNG Ở VIỆT NAM

Thế nào là phản động?
Để giơ tay chỉ mặt những thành phần gọi là phản động, trước hết phải chỉ cho rõ thế nào là phản động. Trên phương diện là một ngườu dân nhìn vào chế độ, suy nghĩ của tôi không nhất thiết tuân thủ các cách diễn giải, các khái niệm được dùng trên các văn bản quy phạm pháp luật.. là từ góc độ  chế độ nhìn vào các hành vi của người dân. Các nhìn nhận không bị chi phối bởi quyền lợi chính trị của chế độ. nên  không theo các nguyên tắc ấy.
Phản động trong tiếng Việt nguyên gốc là từ Hán - Việt. Ý nghĩa nguyên gốc của nó là "hành động làm phản". Trong ngôn ngữ hiện đại thì từ này ra đời cùng lúc với từ "cách mạng" sau cuộc Cách mạng Pháp (1789), nguyên văn của nó là "réactionnaire" , chỉ những hành vi chống đối chính trị nhằm phục hồi lại chế độ quân chủ lỗi thời ở Pháp lúc đó. Trong ngôn ngữ chính trị thực tế hiện nay, nó thường được chế độ dùng để chỉ những đối tượng có hành vi làm phương hại tới lợi ích quốc gia, chống lại chế độ chính trị của quốc gia mà chế độ đó nắm quyền.. Việc mở rộng các phạm vi định tính các hoạt động mang tính ngăn chặn thái quá nhằm bảo vệ chế độ khiến cho hiện tượng lợi dụng áp đặt, chụp mũ "phản động" rất dễ gây nên các nguy hiểm cho đất nước.
Phản động khác với "phản bội" dù trong hai khái niệm "phản bội" có thể có những hành vi có ý nghĩa, tác tại tương tự phản động. Phản động không giới hạn đối tượng là ai, ở đâu. Phản bội,thì chỉ đúng với các đội tượng ở trong chính quốc gia đó, đối với một chủ thể, nội dung có quan hệ ràng buộc nhất định..
Ví dụ:
Hành vi của Lê Chiêu Thống; Trần Ích Tắc.. vừa là phản quốc, là phản động (cản trở xu thế đòi hỏi sự thay đổi một chế độ tốt hơn trong khi chế độ hiện tại không đảm bảo được sự phát triển cũng như đảm bảo lợi ích quốc gia).
Hành vi bỏ Đảng của một số đảng viên là hành vi chống lại sự phản bội (vì họ nhận ra Đảng đã không thực hiện các cam kết, mục tiêu đúng như đã từng cam kết) chứ không thể gọi là phản bội Đảng hay phản động.

Trên khía cạnh trị an, bảo vệ chế độ thì vấn đề có các biện pháp ngăn ngừa, trấn áp các đối tượng có hành vi phản động trong ý nghĩa trên là điều đương nhiên. Nhưng trong thực tế áp dụng phải được xem xét đảm bảo được các yếu tố cơ bản như sau:
- Những lợi ích, đối tượng nào là giá trị cơ bản của quốc gia?
- Đối tượng bị quy kết là phản động đã có hoạt động nào xâm hại các quyền lợi, đối tượng thuộc phạm vi giá trị của quốc gia.?
- Hành vi của đối tượng bị tình nghi phản động có mức độ ảnh hưởng gây hại đến quyền lợi, đối tượng trong phạm vi quốc gia là bao nhiêu?
....
Ở góc độ tài sản quốc gia, chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải, không phận.. là đối tượng có giá trị cao nhất. Nó xác lập chủ quyền của quốc gia đó tồn tại đến đâu và có quyền kiểm soát, bảo vệ, khai thác thế nào.
Ở góc độ chính trị thì  cộng đồng người dân và chế độ trong quốc gia Việt Nam là hai chủ thể chính.
Như vậy: Những hành vi gây tổn hại đến chủ quyền quốc gia, tổn hại đến nức nguy hiểm cho cộng đồng nhân dân của quốc gia là những hành vi phản động. Chủ thể chế độ chỉ là thứ yếu vì các lý do sau:
- Chế độ được hình thành trên cơ sở nhân dân.
- Chế độ chỉ thực thi mang tính đại diện cho nhân dân và chủ quyền quốc gia.
- Chế độ phải tuân thủ và đảm bảo các quyền lợi cho cộng đồng người dân trong quốc gia và chủ quyền lãnh thổ.
- Khi chế độ không đảm bảo được chủ quyền quốc gia, lợi ích dân tộc và sự phát triển thì phải bị đào thải theo quy luật.
- Chế độ phải đảm bảo việc quản lý đất nước theo xu hướng phát triển phù hợp với nguyện vọng của đa số người dân và đảm bảo xu hướng đó không gây tổn hại cho lợi ích quốc gai, dân tộc.
- Chế độ cũng là một đối tượng có thể trở thành phản động khi thực thi các hành vi làm tổn hại tới lợi ích quốc gia, dân tộc (phản quốc).
Để mất chủ quyền quốc gia là tội nhân của lịch sử !

Nhìn lại thực trạng của VN hiện nay. Khi đang giữa bối cảnh TQ đang gia tăng các hành động xâm lược trên Biển Đông, gắn kết với các diễn giải trên thì có thể tóm tắt sơ bộ một số hành vi phản động như sau:
- Ký kết các văn bản, dịch chuyển các cột mốc biên giới.. làm mất đi phạm vi chủ quyền quốc gia.
- Các hành động tiếp tay cho TQ xâm chiếm chủ quyền quyền quốc gia Việt Nam.
- Thực hiện các âm mưu, kế hoạch  một cách hệ thống nhằm tổn hại đến tính mạng, tinh thần, đời sống người dân. Gây nên những thiệt hại nghiêm trọng liên quan quyền lợi quốc gia cho cộng đồng nhân dân Việt Nam.
- Cố ý cản trở, làm ngược lại những chính sách, luật pháp của chế độ có nội dung bảo vệ quyền và lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích của nhân dân.
...
Tạm sơ bộ những hành vi này thì ở VN hiện nay, những đối tượng nào là phản động?
Liên quan tới việc tiếp tay cho TQ xâm lược, xâm hại chủ quyền quốc gia thì:
- Hành vi của những người đi qua TQ làm ăn, du lịch.. ký vào giấy công nhận TS-HS là của TQ chính là hành vi phản động ! Nó nằm trong âm mưu thu thập chứng cớ xác lập chủ quyên của TQ. Việc các cấp chính quyền liên quan biết rõ nhưng không ngăn chặn quyết liệt cũng có thể coi là hành vi tiếp tay cho phản động ! Không biết đến hôm nay thì vấn đề này đã được ngăn chặn hay chưa, như thế nào.. nên chỉ đưa ra làm ví dụ.
(Ở đây tôi cũng không nói tới công hàm 1958 vì sẽ bị chụp mũ là "chống chế độ". Khái niệm chống chế độ sẽ được trao đổi ở một topic khác).
Cửa khẩu Lào Cai - Nơi người dân VN phải ký giấy xác nhận TS-HS là của TQ.
Liên quan đối nội trong quan hệ cộng đồng, đời sống nhân dân thì:
Hành vi bức hại, chụp mũ những người đấu tranh chống tham nhũng (chính sách hợp pháp), chống các sai phạm luật pháp (quyền hiến định), phản biện những chính sách thiếu minh bạch, kém hiệu quả.. (quyền tự do biểu thị ý kiến) ... Dẫn đến việc ngăn trở  việc thực thi luật pháp theo hướng bảo vệ lợi ích cho quốc gia, nhân dân là hành vi phản động trực tiếp, gián tiếp tạo ra các mấu thuẫn, dẫn đến hành vi chống đối chế độ khác (mà lẽ ra không có).
Ở khía cạnh liên quan phong trào đấu tranh dân chủ - là nhóm đối tượng bị quy kết "phản động" nhiều nhất ở VN hiện nay. Tôi chưa nói tới vấn đề đòi đa nguyên, đa đảng. Việc đầu tiên là chế độ phải đảm bảo việc thực thi các quyền dân chủ cơ bản đã được luật pháp, hiến pháp quy định. Phải xem xét, đáp ứng các quyền dân chủ cơ bản như: Tự do ngôn luận, tự do biểu đạt ý kiến cá nhân, các vấn đề khác về quyền con người, tự do đi lại, các quyền lợi  an sinh xã hội ... Đảm bảo sự công bằng trong quan hệ giữa chế độ với người dân nhằm chứng tỏ sự phát triển của xã hội , đảm bảo lợi ích chính đáng đương nhiên của quốc gia, dân tộc phải có. Không thể vì bất cứ suy diễn nào để quy kết tất cả những ai bất đồng với chế độ vì lý do nào đó đều là phản động!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét