Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2014

NỖI SỢ HÃI MANG TÊN "AN NINH"

Mấy năm gần đây, nhất là sau vụ giàn khoan TQ xâm phạm lảnh hải của Việt Nam. Lực lương AN của Việt Nam gia tăng các hoạt động trấn áp các hành vi liên quan hoạt động dân chủ khá mạnh.
Từ các hoạt động của lực lượng Công an, AN đã tạo ra những lỗ hổng chết người cho vấn đề chính trị  từ phương cách trị an của chế độ, Nó chỉ ra sự yếu kém lẫn sợ hãi từ chính những lãnh đạo cao cấp trong chính quyền, lớn còn hơn cả những lo lắng mà các công cụ hành pháp nhà nước tạo nên cho người dân.

Về phía những đối tượng bị lực lượng AN, Công an trấn áp:
Các đối tượng này gồm có:
1 -  Các cá nhân có tiếng nói đấu tranh với những sai phạm hoặc các cách xử lý chưa thỏa đáng từ chính quyền. Những người cảm thấy bị thiệt hại do cưỡng chế, đền bù, giải tỏa đất đai.
2 - Những thành phần trí thức, công chức, thanh niên bức xúc trước những bất cập của hệ thống chính trị, luật pháp.
3 - Những cá, nhân tự nhìn nhận thấy những vấn đề bức xúc trong xã hội mà lên tiếng  trên mạng xã hội.

Trước hết, cần phải đặt tất cả những đối tượng trên ở góc độ là cá nhân. Việc các lực lượng AN, CA, liên tục quy chụp họ là người tổ chức này, đảng phái kia.. có tới trên 70% là sai. Vì các đảng phái, hội nhóm chính trị đều có những nguyên tắc nhất định, không phải ai cũng có thể là thành viên dễ ràng. Có thể trên danh nghĩa là có tham gia nhưng cũng không phải là  chính thức mà chỉ giới hạn như là một cảm tình viên. Tương tự như quần chúng cảm tình đảng của ĐCSVN vậy thôi.

Đối với nhóm thứ nhất: Rõ ràng họ đấu tranh vì quyền lợi cá nhân trực tiếp liên quan đến họ, xét về mặt luật pháp thì đó là quyền lợi chính đáng. Chỉ có phương án duy nhất để triệt tiêu hoàn toàn nhu cầu đấu tranh của họ khi và chỉ khi giải quyết thỏa đáng các quyền lợi mà họ thấy bị mất mát. Tất nhiên, trên bình diện quản lý xã hội, khó mà có một mức bù đắp thỏa đáng cho các yêu cầu dạng này. Điều đó không có nghĩa rằng: Lấy lý do "dân thì gian, luôn đòi hỏi quá đáng" mà bức bách người dân phải chấp nhận mọi áp đặt bằng bạo lực sẽ giải quyết được vấn đề. Việc đền bù giải tỏa đất đai với cách thức áp giá chỉ tương đương 10%-30% so với giá thị trường hoặc giá trị thiệt hại của người dân rõ ràng là những bất công không thể chấp nhận! Những vụ người dân quyết liệt phản đối như ở Văn Giang, Dương Nội, Trịnh Nguyễn, Đoàn Văn Vươn,.. đều là từ nguyên nhân này.
Cái gốc là vấn đề đền bù thỏa đáng, cách làm là đối thoại và chỉ ra cái hợp lý. Nhưng chính quyền Hưng Yên, Hà Nội, Hải Phòng.. Lại làm qua loa, cố tình lợi dụng chức quyền để ép dân.
Diễn biến vụ Đoàn Văn Vương là ví dụ rõ nhất về việc cấp dưới cố tình làm sai, cấp trên bao che mà dẫn tới phiên tòa làm nhục mặt cà nền tư pháp ! Xử quan sai rõ ràng nhưng lại vẫn bỏ tù người bị hại! Cái bất công lớn nhất của cách vận dụng luật pháp VN hiện nay nằm chính ở nghịch lý này.

Hình anh lực lượng cưỡng chế cầm hung khí,  đuổi, đánh dân trong  Dương Nội khi cưỡng chế tháng 3/2014.
Đối với nhóm đối tượng thứ 2: Đây là nhóm có trí thức nhất định, họ hiểu và biết rõ nhiều mặt liên quan chính trị, luật pháp, quyền công dân.v.v. Từ tri thức, hiểu biết cá nhân, Họ hiểu và ý thức được nghĩa vụ, đạo đức tối thiểu là phải có trách nhiệm với cộng đồng. Họ biết rõ: Bất công chỗ này, sai phạm chỗ kia chắc chắn có ảnh hưởng tới cá nhân ở mức độ nhất định, bản thân rất có thể là nạn nhân vào lúc nào đó. Do đó, chỉ có cách bạch hóa luật pháp. Vân dụng luật pháp một cách công bằng, minh bạch.. mới là cách giải quyết hợp lý, khiến cho họ không còn lý do đểu đấu tranh. Việc trấn áp, chèn ép, gây khó dễ bằng nhiều thủ đoạn khác nhau sẽ khiến họ tìm đến con đường liên kết với các cá nhân khác, nhóm đối tượng khác để tự bảo vệ. Vô hình chung chính cái bất cập trong vận dụng phương án giải quyết làm nảy sinh sự hình thành các Hội nhóm tương trợ lẫn nhau để cùng đấu tranh. Đây là quy luật tự nhiên, không thể lấy lý do: Các Hội nhóm dân sự ra đời đe dọa sự mất ổn định, gây nguy hiểm cho chế độ !
Biểu tình chống Trung Quốc: Sự góp mặt của nhiều thành phần trong xã hội.

Đối với nhóm thứ 3: Quy luật tất yếu trong xã hội là dù ai, trước sự thật và lẽ phải thì con người luôn chọn cách tin phục hoặc nghe theo. Nếu chế độ có đủ khả năng lý giải, tuyên truyền, đưa ra những chứng minh thuyết phục, đương nhiên không phải lo người dân bị lôi kéo bởi "thế lực phản động" !

Lấy ví dụ vụ bạo loạn của công nhân hôm 15/05 vừa qua tại Bình Dương. Khi truyền thông và cơ quan CA đưa ra thông tin có bàn tay của tổ chức Việt Tân đứng sau kích động bạo loạn. Nhưng bên cạnh đó, các clip do những người có mặt quay lại cho thấy rất rõ một chiếc xe biển xanh (được xác định là của CA Tỉnh Bình Dương) đã có mặt tại hiện trường, dùng loa phát thông điệp biểu thị phản đối Trung Quốc xâm lược, không hề có hành động hay thông điệp nàa kêu gọi công nhân không được đập phà, bạo lực.(?). Trong khi rất nhiều hình ảnh, clip khác cho thấy lực lượng công nan cũng có mặt khá đông chứ không phải là không có.
Việc đưa tin bắt 3 người của "tổ chức Việt Tân" có liên quan kích động bạo lực tại Biên Hòa (Đồng Nai) thêm một lần chỉ ra cái yếu kém và sơ hở của lực lượng CA, AN đang cố gắng tìm ra đối tượng kết tội đứng sau vụ bạo loạn.
Hãy cứ cho rằng:  3 người này là người của tổ chức Việt Tân khi "bước đầu họ đã thừa nhận" như CA Đồng Nai và ông Hoàng Kông Tư đã công bố trên truyền thông thì việc quy kết họ kích động bạo loạn hôm 15/05 rất khó thuyết phục! Lý do:
- Họ đến Biên Hòa sau khi xảy ra bạo loạn cả tuần lễ.
- Họ có những sinh hoạt, công việc mà trong đó có nhiều người biết rõ họ không có mặt tại nơi xảy ra vụ việc vào thời điểm trước đó.
Chưa nói thậm chí cả bản cung , có sự xác nhận của 3 người này (nếu có) thì hàng loạt các vụ nghi án bức cung, xử oan trước đây bị phanh phui do chính các cuộc đấu tranh xã hội dân sự minh chứng sẽ khiến người nghe, người đọc, người chứng kiến (khi ra tòa) cũng không tìn mà sẽ nghĩ là do bức cung hoặc là chiêu trò nghiệp vụ của CA mà thôi !
Thật  giả thế nào chưa biết. Nhưng rõ ràng: Việc đưa tin mang tính khẳng định ba người bị bắt là "người của Việt Tân kích động bạo loạn", hoàn toàn không có tác dụng răn đe mà còn đặt hệ thống luật pháp vào những bất lợi khi đưa ra xét xử một cách công khai. Mặt khác, nếu 3 người này của Đảng Việt Tân - là một đảng phái chính trị ở hải ngoại - thì đây là vụ án chính trị. Việc đưa tin khi chưa có đủ cơ sở, chứng cứ thuyết phục  chắc chắn trong giai đoạn đang điều tra. Không chỉ gây bất lợi cho công tác điều tra (áp lực lên điều tra viên khi đích thân Cục trưởng đã phát ngôn xác định tội danh) mà còn làm giảm hiệu quả đấu tranh, phá án đối với trường hợp án có tổ chức.
Nó làm lộ ra nghi vấn: Có vẻ Cơ quan CA & AN Việt Nam đang cố gắng tìm cách gán ghép tội danh cho xong, nhằm có cái báo cáo "hoàn thành nhiệm vụ" lấy công. Ý đồ là tuyên truyền cho người dân thấy Việt Tân là nguy hiểm, AN Việt Nam vẫn đảm bảo được an ninh cho đất nước..v.v. Trong khi thực tế lại phản tác dụng (!)
.......
Tướng Hoàng Kông Tư  cho biết đã bắt 3 người của Việt Tân liên quan kích động bạo loạn tại Đồng Nai.

Các phân tích trên chỉ ra rằng: Việc thổi phồng các khả năng về hoạt động dân sự, quy chụp các cá nhân vào các tội danh không có thực, Cùng với cách thực thi luật pháp nhưng không đúng quy định của luật pháp của các cấp chính quyền cấp dưới, các hành vi trấn áp, sử dụng bạo lực.. của chính lực lượng CA, AN là cội nguồn tạo nên các mâu thuẫn và là mối nguy hiểm thật sự cho chế độ.
Nó bộc lộ sự yếu kém trong vấn đề đạo tạo, chất lượng của ngành AN. Vấn đề này dễ ràng nhận thấy khi ngay trên mạng xã hội, các người dùng là cộng tác viên, nhân viên an ninh, thậm chí có cả các cán bộ hàng trung cấp trong lực lượng báo chí của Đảng.. luôn có những phát ngôn, lý luận rất yếu về nhận thức, trình độ. Phát ngôn bừa bãi mà không hề đọc kỹ, suy nghĩ đúng đắn ý nghĩa các bản tin, bài viết của người khác.

Có vẻ như cả  không cần trả lời bất cứ ý kiến nào.?


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét