Về giàn khoan HY 981.
Ngày 09/05/2012, Chính phủ và Tập đoàn dầu khí TQ đồng loạt đưa tin việc đưa giàn khoan HY 981 vào sử dụng. Lúc đó, báo chí và truyền thông nhà nước Việt Nam cũng đồng loạt đưa tin với khuynh hướng ca tụng một thiết bị hiện đại, coi đó như một thành tựu khoa học kỹ thuật đáng tự hào và chia vui cùng người "anh em 4 tốt, 16 chữ vàng".
Sau khi thực hiện cuộc khoan, thăm dò dầu khí tại khu vực gần Hồng Kông trên Biển Đông. Giàn khoan được kéo về Hải Nam, chuẩn bị cho chuyến hành trình tới vùng biển quanh quần đảo Hoàng Sa. Gây nên cơn chấn động, bất ngờ đẩy quan hệ Việt - Trung vào nguy cơ chiến tranh với mức độ nguy hiểm hơn bao giờ hết.
Nếu để ý một chút: Cùng với việc đầu tư tới 1 tỷ đolar lắp đặt giàn khoan HY 981 thì thời kỳ từ 2011 đến nay, trên các phương tiện truyền thông TQ có sự gia tăng rõ rết về các động thái tuyên truyền, kêu gọi chính quyền TQ mạnh tay với VN - kể cả bằng biện pháp quân sự. Đây cũng là giai đoạn mà TQ công khai một cách lộ liễu các yêu sách về đường lưỡi bò một cách quyết liệt hơn bao giờ hết. Các chiêu trò thả cua, rắn, động vật nguy hại, các đợt mua bán những thứ nhằm triệt hạ nền kinh tế VN do thương nhân TQ thực hiện cũng gia tăng một cách bất thường, lộ rõ âm mưu phá hoại kinh tế VN tương tự thời ký trước cuộc chiến biên giới phía Bắc năm 1979..
Tháng 04/2014, TQ ra thông báo đưa giàn khoan HY 981 ra khu vực Quần đảo Hoàng Sa, nơi mà quân đội TQ đã dùng sức mạnh chiếm cứ từ tay VNCH từ 1974 và chiếm một số đảo ở Trường Sa năm 1988 để khoan tìm dầu khí. Thổi bùng lên cuộc chiến truyền thông vốn lâu nay bị truyền thông VN ém nhẹm.
Có khá nhiều ý kiến cho rằng: TQ đưa giàn khoan vào vùng biển tranh chấp với VN là có chủ ý khác, là một âm mưu được chuẩn bị kỹ càng.. Những điều đó thì không cần bàn cãi, cái cần xem xét là với một kế hoạch được chuẩn bị như thế. Không lẽ chính quyền VN không hề hay biết? Điều này rất khó tin. Để nhận ra ý đồ của TQ thì riêng những lệnh cấm đánh bắt đơn phương, những đợt tàu cá được huy động rầm rộ tiến vào Biển Đông, những vụ đâm tàu, bắt, cướp tàu ngư dân.. trước đó cũng đã thừa dữ liệu để đặt ra những kịch bản và đoán ra không khó! Vậy tại sao khi giàn khoan vào lại gây nên cuộc đối đầu mạnh mẽ đến vậy?
Lý giải đơn giản nhất: Những chiếc tàu TQ xông vào vùng biển VN đánh cướp, bắt ngư dân đòi tiền chuộc không để lại các chứng tích cụ thể, nếu có thì cả hai bên đều dễ ràng xóa đi để thực hiện các bước xử lý theo ý đồ riêng của chính quyền hai nước. Còn giàn khoan HY 981 thì không thể giấu được! Với khối lượng khổng lồ, lớn ngang một sân bóng đá têu chuẩn.. cùng cách hoạt động là tác nghiệp trên một vị trí cố định trong khoảng thời gian nhất địn. Cùng với ý đồ quá rõ từ các truyền thông của TQ liên tục hướng tới mục tiêu độc chiếm Biển Đông, thường gọi là đường lưỡi bò đầy tham vọng, thèm muốn lâu nay, VN bắt buộc phải công khai thông tin và đưa ra các phản ứng nhất định.
Xung quanh vụ giàn khoan, điều bất ngờ lớn nhất có lẽ nằm ở thái độ của các lãnh đạo chóp bu trong chính quyền: Ở vai trò nhà lãnh đạo cao nhất, TBT Nguyễn Phú Trọng không hề có bất kỳ phát ngôn nào cụ thể liên quan. Trong khi đương kim TTg Nguyễn Tấn Dũng với những phát ngôn gần như vừa với tư cách Thủ tướng, vừa như giống với tư cách phát ngôn Bộ Ngoại giao trong các thông điệp trước nhân dân và quốc tế.
Điều náy có thể lý giải rằng phía sau đó, nhà nước VN còn muốn giữ lại một con đường cơ hội để hai bên có cơ sở nối lại các thỏa thuận, các mặc cả song phương để giải quyết vấn đề. Lý do này có cơ sở hơn khi chú ý đến những phát ngôn của Tập Cận Bình - Nguyên thủ đứng đầu TQ. Chú ý và tổng hợp lại các động thái của cả hai bên, có thể thấy "con đường dự phòng" này gần như không còn cơ hội và mất ý nghĩa trên thực tế khi lòng dân đã sôi sục xuống đường, sự cố vụ bạo loạn của công nhân, các phát ngôn ngày càng tăng mức gay gắt của TTg Nguyễn Tấn Dũng. Nó gợi lên các đồn đoán: Nội bộ nhà nước có vẻ như không thống nhất giữa phe Đảng và phe Chính phủ. Theo tôi, suy luận đồn đoán đó sai lầm và khó có khả năng tồn tại.Nhưng có lẽ khả năng lý giải cao nhất là: Quan hệ "4 tốt, 16 chữ vàng" là do lãnh đạo ĐCSVN kiến thiết, nhất thời không thể nào có một thông điệp khả dĩ được nhân dân đồng tình. Hoặc TW ĐCSVN còn che dấu một ý đồ khác.
Vậy tình hình hậu giàn khoan sẽ là gì?
Trong lúc tình hình kinh tế, xã hội VN ngày càng tụt dốc bất chấp các nỗ lực của Chính phủ, hàng loạt các scandal liên quan tham nhũng, các phát ngôn từ quan chức hàng đầu của TW Đảng, sự lấn lướt, o ép ngày càng mạnh từ TQ đã đẩy chế độ tới những bế tắc chính trị không dễ tìm được lối thoát. Tất cả đã dẫn đến uy tín bị giảm sút nghiêm trọng tới mức có khả năng đe dọa sự tồn tại của chế độ.
Về phía TQ. những bất ổn trong nước cũng không khá hơn gì VN, dù TQ đã vươn lên hàng thứ 2 các cường quốc thế giới, đời sống người dân quá thấp, mức thu nhập và các tiêu chuẩn an sinh xã hội chênh lệch quá xa, với các nước phát triển, không tương xứng vị trí cường quốc, các mâu thuẫn do vấn đề lãnh thổ, sắc tộc ngày càng gay gắt, phức tạp. Cuộc chiến quyền lực giữa các thế hệ lãnh đạo mà cụ thể là vị trí của Tập Cận Bình mới lên, bắt buộc phải triệt bớt các ảnh hưởng bởi truyền th6ng1 thao túng từ các "Thái thượng hoàng" , các thế lực khác, khiến nội bộ chính quyền TW của TQ luôn căng như quả bóng, mà khả năng nổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Trước những khó khăn đó, việc lựa chọn một xung đột với quốc gia bên ngoài để hướng sự chú ý ra hướng khác thường cũng là giải pháp mà các chính trị gia thường dùng. Liệu vụ giàn khoan có phải là một chiêu trò chính trị mà cà VN và TQ đều cần? Khả năng này chắc chắn có ít nhiều. Tối thiểu là việc cả hai bên lợi dụng nó cho mục đích của mình khi đã xảy ra. Vấn đề là kịch bản có đúng như diễn biến đự kiến và có vẫn trong tầm kiểm soát của cả hai bên hay không mà thôi!
Giàn khoan HY 981 - Con bài thay đổi cục diện chính trị Trung - Việt |
Xét riêng về TQ:
Ngoài cái lợi truyền thông để củng cố quyền lực chính trị, họ Tập sẽ giảm bớt các mâu thuẫn đối nghịch từ nhóm diều hâu trong quân đội. Về lợi ích chung thì nó giúp TQ tạo một "dấu ấn" trên bàn cờ quốc tế để chứng tỏ vị trí cường quốc đang lên. Thực thi cái gọi là "giấc mơ Trung Quốc" từ "lợi ích cốt lõi" độc chiếm biển Đông. Động thái nhanh chóng bắt tay với Nga cho thấy ý đồ này quá rõ. Các hoạt động quân sự ráo riết, suốt mấy năm gần đây như: Gây hấn và đe nẹt Nhật Bản, Philipin, Đài Loan.. với những cuộc tập trận liên tục, nếu chịu khó suy nghĩ một chút thì thấy ngay nó chỉ nhằm tập dợt hơn là thách thức, đối tượng lựa chọn tối ưu để thực hiện chính là nhằm vào Việt Nam. Vì nếu nhằm vào các quốc gia kia, đồng nghĩa TQ đối đầu trực diện với Mỹ, điều mà TQ chắc chắn không hề muốn khi họ quá hiểu cái giá phải trả qua bài học Liên Xô cũ. Như vậy, vấn đề tranh chấp với VN qua vụ giàn khoan, dù có leo thang đến đâu thì TQ vẫn không có quá nhiều lý do để phải cân nhắc ngoại trừ yếu tô: TQ cần một chế độ với một Chính phủ VN thân TQ như chính quyền hiện nay hơn là một chế độ khác, chính quyền khác! Điều này thì ở cấp chiến lược cao hơn: Khi thâu tóm được Biển Đông, TQ vẫn dễ ràng khống chế VN trong tay mình. Sự im lặng của Tập Cận Bình phải chăng là sự phớt lờ khi biết rõ cuộc chơi theo hướng nào vẫn có lợi?
Vế phía Việt Nam thì sao?
Xét về chính trị, ngoài chuyện uy tín của chế độ xuống thấp. Vấn đề tranh chấp với TQ trên vùng biển xung quanh Trường Sa và Hoàng Sa thật ra đã có từ mấy chục năm qua. Việc xử lý, giải quyết có không ít khó khăn, có thể nói là rất nan giải khi phải đối phó với một đối thủ quá mạnh, quá nhiều lợi thế là TQ. Mặt khác, những ràng buộc từ các cam kết chính trị, các Hiệp ước, Hiệp định, Công hàm của Phạm Văn Đồng.v.v. đẩy các lãnh đạo chế độ vào những khó khăn khi lựa chọn một giải pháp khả dĩ bảo đảm dung hòa quyền lợi, ý nghĩa chính trị ở mức mong muốn tối thiểu.
Như một quan chức đã phát biểu: :"Với TQ, chúng ta luôn gặp những bài học cũ".! Sự yếu kém bản lĩnh chính trị, trình độ, khả năng tư duy về tầm vĩ mô.. khiến các lãnh đạo VN luôn bị TQ dẫn dắt và lôi vào các chiêu trò do họ nắm quyền điều khiển toàn diện. Để hợp thức hóa chủ quyền ở Hoàng Sa & Trường Sa, TQ đang ra sức tuyên truyền về Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Coi đó như cơ sở pháp lý căn bản. Việc chính quyền VN hôm nay bác bỏ giá trị của công hàm này thật ra là chuyện thừa, rất ít giá trị trước quốc tế. Nguyên nhân chính là khi trong suốt hơn 20 năm qua, chính quyền VN bị "ru ngủ" bởi các thỏa thuận xung quanh mục tiêu bình thường hóa quan hệ với TQ. Từ đó, chính quyền VN đã ra sức trấn áp, ém nhẹm các hoạt động tranh chấp của TQ ở hai quần đảo Trường Sa & Hoàng Sa. Ngược lại, phía TQ đã ung dung truyền bá các thông tin ra toàn thế giới, nhằm tạo các "dấu ấn" chỉ ra rằng TQ đã và đang xác định chủ quyền một cách hợp pháp, được chính quyền VN thừa nhận (bởi sự im lặng) ! Liệu phía sau còn những tài liệu nào tương tự công hàm 1958 mà TQ chưa chịu "bật mí", để dấu làm con bài tẩy phòng khi VN đưa ra TQ ra Tòa án quốc tế? Điều này rất khó nói (!)
Không chỉ chuyện giàn khoan. Tại thời điểm 2013-2014 còn một chuyện nhạy cảm hơn rất nhiều là: TQ đang xây dựng công trình quân sự kiên cố trên đảo Gạc Ma, một đảo nhỏ trong quần đảo Trường Sa mà TQ đã ngang nhiên tấn công để đoạt lấy ngay trên tay của chế độ hiện nay vào năm 1988 ! Nơi đó còn hàng chục xác liệt sĩ mất tích sau trận chiến đẫm máu. Một nơi mà mọi hoạt động tại đó đều là mũi nhọn đâm thẳng vào trái tim người dân VN ! Nhiều nguồn tin cho rằng TQ có tham vọng xây dựng cả sân bay trên đảo này!
Logic lý luận rất rõ ràng: VN gần như hoàn toàn không có cơ hội giành lại TS-HS bằng vũ lực ! Con đường duy nhất là bằng một thỏa thuận hòa bình. Muốn có thỏa thuận đó thì chắc chắn VN ít nhất phải được Tòa án quốc tế công nhận chủ quyền, sau đó.. chờ khi nào chính quyền TQ đồng ý ngã giá (!). Được Tòa án công nhận đã vô cùng khó khăn, nhưng việc TQ đồng ý ngã giá để trao trả thì gần như là điều không tưởng! Khả năng thuận lợi nhất là chế độ độc tài của TQ sụp đổ, chuyển qua chế độ dân chủ.. nhưng khả năng này cũng không phải là khả thi cao vì quyền lợi trên Biển Đông đối với TQ quá lớn! Vậy có khả năng nào là: Chính quyền VN biết quá rõ kết cục việc tranh chấp nên chấp nhận nhắm mắt, dọn con đường cho công luận để buông bỏ tranh chấp TS-HS với TQ sao cho hợp lý? Động thái từ buông thông tin, để cho dân ồ ạt xuống đường biểu tình để yên lòng dân ngày 11/05 nhưng ngay sau đó lại thẳng tay trấn áp chỉ sau mấy ngày để khép lại khả năng gia tăng các thông điệp ngoài tầm kiểm soát cho thấy không phải là không có cơ sở cho nghi vấn này !
Với những nghi vấn trên, kịch bản tiếp theo của vụ giàn khoan sẽ là gì?
Có thể nói: Đối với TQ, kịch bản ép VN phải ra tay để TQ thực hiện một chiến dịch quân sự chớp nhoáng, giải quyết dứt điểm. Chính thức chiếm lĩnh, rồi kiểm soát toàn bộ TS-HS là kịch bản mà TQ mong muốn nhất! Vì với kịch bản này thì hầu như mọi lợi thế đang nghiêng về TQ. Bất cứ người dân VN nào, dù căm thù TQ đến đâu chắc chắn cũng đủ khôn ngoan để hiểu rằng không thể theo đuổi ý tưởng đối đầu quân sự với TQ bằng mọi giá, ngoại trừ có một hậu thuẫn mạnh mẽ từ các cường quốc trên thế giới. Các nước có vai trò ảnh hưởng quyền lực địa chính trị với TQ.
Nổi lên trong lựa chọn tìm kiếm hậu thuẫn cho VN để đủ sức đối trọng với TQ tránh hoặc đối đầu một cuộc chiến quân sự thì chỉ có Nga, Mỹ và các đồng minh phe dân chủ của Mỹ. Với Nga thì qua Hiệp ước toàn diện với TQ vừa ký chưa ráo mực, chắc chắn không còn bất cứ hi vọng nào. Với Mỹ và các đồng minh của Mỹ thì một trong những điều kiện tiên quyết là phải thay đổi thể chế chính trị qua chế độ dân chủ. Một khó khăn mà không dễ để ĐCSVN chấp nhận... Có thể nói: Phương án có nhiều nhưng lựa chọn chỉ có một !
Đứng trên vị trí của TQ, việc xuống thang để giải quyết bằng một giải pháp chính trị cho hậu giàn khoan là vô cùng khó. Nó sẽ làm sút giảm tính thuyết phục về uy lực của TQ. Mất đi khá nhiều yếu tố cơ hội cho mục tiêu giành quyền kiểm soát toàn bộ Biển Đông. Dễ bị TQ coi là sự mất mặt, mặc dù bản chất quan hệ Trung - Việt xưa nay luôn chẳng bao giờ tuân thủ một lý do đạo đức hay nguyên tắc nào cả! Một giải pháp quân sự bằng một cuộc chiến với Việt Nam, tuy có thể giành được thắng lợi trước mắt, nhưng nó cũng khiền TQ bị cô lập bởi sự nghi kỵ của các nước khác có lợi ích, xung đột chồng chéo với TQ.. Đương nhiên, cuộc chiến đó nếu xảy ra thì không phải là không có những hậu quả ngoài mong muốn: Chắc chắn nó sẽ đẩy chính quyền VN ngả qua Mỹ và đồng minh Mỹ, thậm chí có thể dẫn đến sự thay thế hoàn toàn chế độ hiện nay bằng một chế độ thân Mỹ hơn. Chưa nói đến những lỗ hổng về năng lực chiến đấu của quân đội TQ không phải là không tiềm ẩn khả năng thất bại khi quá nhiều lỗ hổng kiểu "gót chân Asin".
Dù muốn dù không, nếu không ra tay lúc này thì chắc chắn TQ sẽ không còn cơ hội trong tương lai! Bài toán lựa chọn có lẽ sẽ chỉ còn là một cuộc xung đột giới hạn hay một cuộc chiến toàn diện mà thôi.
Con đường giải pháp hòa bình cho TQ nếu có sẽ lấy cớ "đã hoàn thành nhiệm vụ" hoặc lý do mưa bão, không tìm thấy dầu.. để kéo giàn khoan HY 981 về chờ cơ hội ở thời điểm khác sau khi đã hoàn tất xây dựng ở Gạc Ma.
Theo dõi những diễn biến từ phản ứng của người dân, các thông điệp từ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa qua. VN cũng gần như không còn đường lui trong việc tránh đối đầu với TQ, ít nhất là đối đầu ở một vụ kiện ra Tòa án quốc tế. Riêng việc khởi kiện TQ, khả năng thành công theo hướng có lợi cho VN không chỉ là dựa vào các cơ sở pháp lý, chắc chắn nó phụ thuộc khá nhiều vào sự ủng hộ của Mỹ cùng đồng minh của Mỹ. Có thể nói: Nỗ lực của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong chuyến đi vừa qua khi nhanh chóng ký kết được các thỏa thuận để tham gia tập trận cùng mấy nước trong đó có Mỹ, Nhật Bản tham gia tậ ở Biển Đông là một thành công đầy bất ngờ! Đây chính là cái chìa khóa tháo ngòi nổ chiến tranh trong cuộc đối đầu trước mắt. Còn lại, việc lựa chọn khởi kiện cũng chỉ còn là vấn đề thời điểm nào.? Hoàng Sa thì theo Luật quốc tế VN còn 10 năm để khởi kiện. Nhưng chắc chắn TQ sẽ không dành cho VN cơ hội thời gian nhiều để lựa chọn.
Đời sống chính trị và cấu trúc xã hội VN sẽ thay đổi thế nào, chỉ cần nhìn vào các động thái liên quan việc lựa chọn thời điểm khởi kiện TQ về tranh chấp biển đảo, mức độ, cách thức, diễn biến của mối quan hệ Việt Trung liên quan hậu giàn khoan.
Mặc dù đã có nhiều thông tin về khả năng cải tổ đường lối chính trị, các động thái tăng cường quan hệ hướng tới các nước tư bản. Nhưng các chỉ dấu ra tăng sách nhiễu, bắt bớ, các hành vi bạo lực kiểu côn đồ đối với những người bất đồng chính kiến những người có liên quan các hội nhóm dân sự cho thấy: Chính quyền VN vẫn nghiêng về lựa chọn bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng nhiều hơn.
Việc chính quyền TW ở VN ngay tại thờ điểm này, bất chấp lạm phát và những chao đảo kinh tế đang đêỷ người dân vào nghèo khó hơn. Tiếp tục tăng hàng loạt các khoản thu từ hoạt động dịch vụ công, an sinh xã hội, các loại thuế, phí cho thấy một cuộc đua tích góp tiền bạc về tay nhà nước sẽ gia tăng các mâu thuẫn nội tại trong thời gian gần.
Yếu tố bất ngờ trong tranh chấp chủ quyền vẫn hoàn toàn nằm trong tay Trung Quốc !
Biểu tình chống Trung Quốc ngày 11/05/2014 tại Sài Gòn |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét