Việc sụp đổ của chế độ độc tài ở Ucraina dẫn đến sự chia rẽ nặng nề giữa các vùng miền với nhiều tham vọng chính trị khác nhau. Tạo cơ hội cho Nga thu lại Crime một cách dễ ràng với chiêu bài "tự nguyện gia nhập" của lực lượng tự vệ địa phương. Khiến cho Chính phủ mới ở Ucraina, mặc dù được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của Mỹ và liên minh NATO vẫn không cách nào thay đổi được cục diện.
Nhìn lại cuộc tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tuy không có yếu tố thay đổi chế độ nhưng ít nhiều có nét tương đồng với tranh chấp giữa Ucraina và Nga trong câu chuyện "hậu Crime".
Trên Biển Đông, mà cụ thể là vủng lãnh hải xung quanh hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, Trung Quốc đang ra sức dùng sức mạnh để càn lấn, đồng thời khăng khăng bám lấy Công hàm 1958 của cựu Thủ tướng Phạm Văn Đồng làm cơ sở pháp lý.
Vấn đề tranh chấp, xâm chiếm lãnh thổ của Trung Quốc thì kể từ khi lập quốc tới nay đã thành truyền thống, không cần phải bàn cãi. Riêng với Việt Nam, hình như không có triều đại nào của Trung Quốc mà không gây chiến, không tìm mọi cách để lấn đất, xâm lược !
Lịch sử hơn 4,000 năm của Việt Nam, soi rọi với chế độ hiện nay có một sự trùng hợp một số điều khá kỳ lạ. Đó là cách đây gần 500 năm. Lịch sử Việt Nam đã ghi nhận một triều đại có thể nói là dài bậc nhất nhì trong lịch sử, đó là thời Lê - Trịnh (1533 - 1789, còn gọi là thời Hậu Lê, thời Lê Trung hưng). Nói "nhất nhì" vì trong dã sử Việt Nam thì thời Hồng Bàng là dài nhất, tới hơn 600 năm nhưng các dữ liệu lịch sử quá nhiều nét huyễn hoặc, bất hợp lý chưa đủ để khẳng định cụ thể.
Về mặt chính trị, thời Lê - Trịnh, cấu trúc quyền lực chế độ cũng gần giống chế độ cộng sản của Việt Nam ngày nay. Xưa thì "Ngôi vua Lê, quyền Chúa Trịnh", nay thì nhà nước và Chính phủ, quyền do Đảng CSVN nắm giữ.
Về mặt xã hội, đối ngoại. Thời Lê - Trịnh tồn tại gần 300 năm nhưng không hề có một cuộc chiến tranh chính thức nào với triều đình phương Bắc (Trung Quốc ngày nay). Đây là điều hiếm có, nhưng việc âm mưu chiếm đất thì vẫn xảy ra.. Cụ thể:
- Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê được 5 năm, đến 1533 thì Nguyễn Kim phục hưng nhà Lê bằng việc lập Lê Trang Tông lên ngôi. Trước việc bị nhà Lê dồn ép, đánh đuổi, Mặc Đăng Dung để hàng phục nhà Minh, cắt đất Như Tích, Chiêm Lăng dâng cho nhà Minh để được triều đình nhà Minh bảo hộ..
- Khi Nguyễn Kim chết, quyền bính chuyển qua Trịnh Kiểm, bắt đầu mở ra thời Lê - Trịnh . Để tạm thời yên dân, xây dựng đất nước, triều đình Lê - Trịnh tạm thời giao vùng Cao Bằng cho họ Mạc quản lý. Đến thời nhà Mạc suy, loạn đảng tranh giành quyền lực, giặc giã nổi lên khắp nơi thì Chúa Trịnh buộc lòng đem quan tiến đánh Cao Bằng, triều đình phương Bắc lúa đó (trước là nhà Minh, sau là nhà Thanh từ 1662), lợi dụng bất ổn ở vùng Cao Bằng, nhân cớ Vũ Công Tuấn (Chúa Bầu) làm phản, đem toàn bộ sổ sách điền địa sang dâng cho nhà Thanh, phần lới Cao Bằng lọt vào tay triều đình phương Bắc.
- Năm 1726, sau một thời gian kiên trì đấu tranh, Chúa Trịnh đã sai sứ sang đòi lại các vùng đất do Chúa Bầu dân cho nhà Thanh và cả các vùng do các thổ ty vùng biên giới nhân lúc lộn xộn chiếm giữ. Với lý lẽ hết sức đơn giản, thực tế: "Nếu các quan lại Thanh triều cũng mang đất của thượng quốc sang cho nhà Lê mà nhà Lê nhận lấy thì có được không?". Kết quả Hoàng đế Ung Chính đuối lý đã đem trả gần hết toàn bộ vùng đất đã chiếm của nhà Lê, nhưng vẫn cố giữ lại một số nơi có mỏ đồng, chì (gần giáp Tuyên Quang ngày nay), đến năm 1728 thì trả nốt.
Chỉ nhìn vào khoảng thời gian dài gần 300 năm, với hơn 200 năm yên bình, thịnh vượng. Đủ để thấy mức độ thành công trong việc trị quốc an dân của triều đình Lê - Trịnh, đặc biệt là vai trò quyết định của các đời Chúa Trịnh. Từ một tiểu quốc nhỏ nhoi, bằng uy danh của những dũng tướng đánh Đông dẹp Bắc, bằng đức độ, sự kên trì, đối sách thông mình, mềm dẻo nhưng quyết liệt, kiên định. Chúa Trịnh đã đưa nhà Lê đi vào lịch sử một triều đại mang nhiều thành công cả trong đối nội lẫn đối ngoại, ung dung tồn tại và đối thoại ngang hàng với Thiên triều phương Bắc. Dù sử sách bị mất mát, sai lạc do các biến cố thay đổi triều đại sau này, có nhiều chi tiết có vẻ như làm xấu đi giai đoạn lịch sử Lê - Trịnh. Nhưng việc chính sử Minh - Thanh ghi nhận việc hoàn trả đất đai cho nhà Lê, việc tồn tại thời gian dài qua các đời truyền ngôi kế tục như vậy, chắc chắn đây phải là một triều đại được lòng dân, có nhiều thành công mà không phải triều đại nào cũng có thể có.

Một Ung Chính nổi danh bạo ngược nhưng hành xử vẫn còn chỗ cho công bằng khi biết tôn trọng chủ quyền là máu thịt, là thiêng liêng đối với mỗi dân tộc, đất nước. Một Càn Long văn võ song toàn biết nhìn mình, nhìn người mà coi Chúa Trịnh như anh em, cho ngồi ngang hàng, không phải thực thi triều bái mối khi hội kiến đã tạo phúc cho dân Trung - Việt được vui hưởng thái bình.
Cũng là thời ngôi vị và quyền lực khác nhau, nhưng Chúa Trịnh vừa nắm quyền mà khổ công kến tạo cho nhà Lê và muôn dân hưởng lợi. Có gì giống với Đảng CS ngày nay?
...
Tham khảo tại đây.
Gương xưa trời đất rạng ngời
Gương nay hổ nhục đất trời đảo điên,
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét