Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 1 tháng 8, 2014

THAM NHŨNG QUYỀN LỰC

Nói đến tham nhũng, người ta hầu hết đều chỉ nghĩ tới loại tội phạm tham nhũng kinh tế. Lợi dụng chức quyền để thu lợi vật chất. Người ta có thể vẽ ra hàng ngàn lý do về sự hình thành tham nhũng. Từ do tham muốn vật chất để giàu có, muốn tranh lấy cái lợi ích được phần hơn mà không phải vất vả lao động như những người làm việc lương thiện.v.v.
ĐCSVN đã và đang kêu gọi chống tham nhũng mỗi ngày. Nhưng tham nhũng vẫn tràn lan, vẫn ngày càng nhiều hơn, ở khắp mọi nơi, mọi cơ quan, mọi cấp độ. Kẻ quyền thấp tham nhũng khi đem các nguyên tắc, chính sách của nhà nước ra làm thứ ban bố, đổi chác bằng vật chất, nhục dục với dân khi người dân "vô phúc" cần đến. Kẻ quyền cao chức trọng hơn thì dùng các các chính sách, các vị trí quyền lực cao hơn, bao chew cho cái sai để tham nhũng tiền bạc từ kẻ dưới quyền... Vậy làm sao để diệt trừ tham nhũng? Khi mà mối quan hệ nó được thiết lập từ dưới lên trên, từ trên xuống dưới như một thực thể không tách rời nhau bởi quyền lực cũng được mau bán bằng tiền chứ không phải là do người dân bầu ra một cách minh bạch, không có sự giám sát chặt chẽ của xã hội?
Người ta nói: Người dân có quyền giám sát tất cả mọi hoạt động của nhà nước. Nhưng giám sát thì sao khi mà mọi phát hiện của tầng lớp "thấp cổ bé miệng" đưa ra sẽ bị cả một hệ thống bưng bít và trù dập không nương tay ?
Tham nhũng kinh tế là loại tội phạm chỉ có ở bộ máy quản lý, có chức, có quyền. Những người dân bình thường, tất nhiên không bao giờ có loại tội này. Mặc dù tất cả mọi của cải, vật chất của xã hội là do người dân tạo ra.
Cái nghịch lý bắt đầu từ chộ: Người dân tao ra của cải, tiền bạc, cũng chính người dân trao cho một số ít những kẻ đại diện cho mình, thay mình quản lý tài sản, của cải, tiền bạc ấy để rồi bị lừa dối, bị chiếm đoạt nhưng lại không có quyền xét xử bởi lẽ tội phạm tham nhũng chỉ bị xét xử bởi những luật lệ do chính những kẻ ấy đặt ra. Vì vậy, loại tội phạm tham nhũng chỉ có thể bị xét xử bởi một nền tư pháp độc lập hoặc bởi một lãnh đạo có quyền lực cao hơn, đủ sức khống kế kẻ phạm tội bằng những phán xét kiên quyết chống tham nhũng.
Chủ tịch HCM đọc Tuyên ngôn độc lập 2/9/1945

Với cấu trúc luật pháp, cấu trúc tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay, ta có thể thấy và khẳng định rằng: Việc chống tham nhũng mà ĐCSVN đang hô hào thực hiện là bất khả thi. Không bao giờ có thể đạt được thành công nếu không loại bỏ được  cái gốc của hành vi tham nhũng quyền lực.

Dương Chí Dũng & Bầu Kiên - kết quả quyền + tiền
Tại sao vậy? Bởi như trên đã nói: Tham nhũng là loại tội phạm sinh ra từ quyền lực. Trong khi hệ thống luật pháp của Việt Nam không những đã bất cập, thiếu cơ chế ràng buộc, chế tài minh bạch. Nó còn bị chi phối ngược lại bởi quyền lực của các nhóm lợi ích - mà nói chính xác hơn là các phe nhóm quyền lực - có quan hệ chồng chéo với nhau. Nó cho phép quyền lực có thể thao túng một phiên tòa để kẻ phạm tội được nhẹ tội hơn, cho phép kết quả một phiên tòa đã được định trước một phán quyết có tội hay không, tội gì, khung hình phạt bao nhiêu.v.v - còn gọi là "án bỏ túi" - mà không cần dựa trên các điều luật được ban hành hay sự minh bạch bởi các lý lẽ viện dẫn của luật sư hay chính người bị xét xử. Thậm chí quyền lực ở VN cho phép tạo dựng cả những tội danh để gán ghép cho người không có tội mà ta hay gọi là "án oan". Án bỏ túi và án oan có ở hầu hết các loại hành vi phạm tội trong xét xử chứ không riêng gì tội tham nhũng. Chỉ khác là ở tội tham nhũng nó nhiều hơn nhưng ít thấy hơn vì nó được che giấu bởi chính quyền lực.
Nói cách khác, nếu chịu suy nghĩ, chịu phân tích khách quan một chút. Ta có thể thấy rằng: Chế độ ngày nay được tạo dựng bởi những hành vi tham nhũng để đẻ ra các tên tội phạm tham nhũng. Đó là THAM NHŨNG CHÍNH TRỊ - THAM NHŨNG QUYỀN LỰC.

THAM NHŨNG CHÍNH TRỊ  của chế độ hiện nay hình thành ngay từ đầu khi hình thành thể chế cầm quyền. Đó là khi hàng chục triệu người dân đứng lên lật đổ chế độ phong kiến. Hàng triệu sinh mạng người dân hi sinh, hàng chục triệu người dân trước và sau 1945 đã vứt bỏ, đóng góp công sức,  tài sản.. để giành lại độc lập, tạo dựng nên chế độ mới  Và chính người dân ĐÃ BỊ THAM NHŨNG CHÍNH TRỊ  tước hết mọi  giá trị, mọi thành quả, mọi vinh quang .. để giành riêng về cho Đảng cộng sản (!). Mọi vị thế, quyền lực của người dân bị lãng quên khi mà ngay cả lời nói phê bình  - còn gọi là bất đồng chính kiến - đều bị coi như kẻ thù, coi như một loại tội phạm dù nó không giết ai, tổn hại cho ai nếu không nói sẽ giúp cho Đảng biết đúng mà theo, biết sai mà tránh.

Đọc đến đây, có thể có nhiều người sẽ phản bác: Vậy những danh hiệu, những chính sách dành cho người có công, những "ưu ái" mà chính quyền  dành cho người có công là gì? Vâng, điều đó có, nhưng nó có ở ý nghĩa TRÁCH NHIỆM PHẢI CÓ chứ không phải là tôn vinh như những khẩu hiệu hay ở ý nghĩa mà tôi đang nói ở đây! Tôn vinh và nghĩa vụ phải trả nó khác nhau hoàn toàn. Tôn vinh không có nghĩa là xây dựng tượng đài, lập bàn thờ để cúng tế, bái lạy là xong! Cái giá trị vinh quang thuộc về người dân mà các khẩu hiệu, tượng đài và cả cái khái niệm "nghĩa vụ đền đáp" bị đánh tráo chỉ là cái giả tạo bề ngoài. Tôn vinh, vinh quang là sự tôn trọng tuyệt đối với một nhận thức bất khả xâm phạm, bất khả hoán đổi. Những danh hiệu, những vinh quang ấy được tôn trọng ở đâu khi những bà mẹ VN anh hùng, những gia đình thương binh liệt sĩ, người có công với cách mạng bị đẩy vào án oan, bị tước đoạt đất đai, vi phạm chính sách.v.v. để phải đi khiếu kiện, phải thành dân oan?
Dân oan Dương Nội

Phải chăng ĐCSVN đã lấy đi cái "ruột" vinh quang thuộc về nhân dân, giành về cho Đảng để từ đó tự cho Đảng cái quyền được quyết định, phán xét tất cả.?
Khi tự nhận "Đảng là tinh hoa của dân tộc". Trong ĐCSVN tiếp tục một loại tham nhũng khác là THAM NHŨNG TRI THỨC. Người dân làm ra tất cả, nhưng tất cả đều được quy về do "công lao lãnh đạo của Đảng". Từ đó dẫn đến câu vè châm biếm "Mất mùa thì tại thiên tai, Được mùa thì bởi thiên tài Đảng ta" (!)
Biểu hiện đố kỵ, bóp nghẹt các giá trị sáng tạo, tài năng trong nhân dân chỉ vì chính cái đội ngũ "trí thức" nằm trong tay Đảng, do Đảng lãnh đạo. Hiện tượng các phát minh, sáng chế của người dân bị xem nhẹ nhưng chạy đua để đào tạo hàng vạn Tiến sĩ nhưng không làm được gì. Thậm chí không đủ trình độ hiểu được những thứ mà ngưới không bằng cấp làm được. Hiện tượng sử dụng cán bộ, lãnh đạo buộc phải có bắng này cấp kia nhưng chỉ tạo ra bộ mấy với muôn vàn ý tưởng thiển cận được đem ra thử nghiệm, tranh thủ kiếm  chác rồi bỏ mặc người dân, bỏ mặc tương lai đất nước là một vài minh chứng cho câu trả lời cho hệ quả của hành vi tham nhũng tri thức.
Sau khi chiếm hữu, tham nhũng chính trị và tham nhũng tri thức của cả dân tộc. Mọi vinh quang đã vào tay Đảng. Đảng CSVN đã tiếp tục chiếm hữu,  tham nhũng  tiếp các quyền con người, quyền dân chủ mà Đảng đã cam kết với người dân thông qua việc xây dựng một bộ máy quản lý mà vai trò người dân tham gia giám sát, phúc quyết "được" Đảng  tước sạch với một cơ chế bầu cử "chỉ định" cùng một Quốc Hội  có 100% là Đảng viên (hiện nay là 98% trên danh nghĩa), hoàn toàn nằm trong sự chỉ đạo của Đảng.! Đó cũng chính là THAM NHŨNG QUYỀN LỰC.
Nguyễn Thanh Nghị - Con trai Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

MỘT ĐẢNG, MỘT CHẾ ĐỘ ĐƯỢC HÌNH THÀNH BỞI THAM NHŨNG CHÍNH TRỊ  THAM NHŨNG TRI THỨC, THAM NHŨNG QUYỀN LỰC.. THÌ CÓ THỂ CHỐNG ĐƯỢC THAM NHŨNG KHÔNG? Câu trả lời cho nó không có mệnh đề thứ hai, vì vậy  chắc chắn là ai cũng biết.

Trải qua hơn nửa thế kỷ cầm quyền, qua bao nhiêu thế hệ lãnh đạo. Vấn nạn tham nhũng chính trị, tham nhũng quyền rồi dẫn đến tham nhũng về kinh tế ngày càng nhiều hơn. Len lỏi vào từng ngõ ngách trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Việt Nam. Thông qua bộ máy quyền lực là nhà nước
Trần Sỹ Thanh - Cháu  CT QH Nguyễn Sinh Hùng
Việt Nam,
ĐCSVN từ nhiệm kỳ này qua nhiệm kỳ khác ung dung thiết lập một lực lượng cầm quyền bằng chính các hành vi tham nhũng quyền lực. Trong đó ngoài việc mua bán quyền lực bắng chạy quyền, chạy chức thì các lớp lãnh đạo luôn giành cho mình cái đặc quyền không khác gì thời phong kiến. Nếu nói các lãnh đạo cao cấp ngày nay là sự "đền bù" cho công lao của cha ông họ thời khởi nghĩa,, thời kháng chiến... thì đã đủ thấy rằng sự đền bù đó đã dành cho  những lòng tham không đáy!. Mấy chục năm ì ạch, tụt hậu, ngày càng lún sâu vào nợ nần, lệ thuộc có phải là cái giá thỏa đáng đề một đất nước và hơn 90 triệu dân ngày nay phải chịu?
Nguyễn Bá Cảnh - Con tra TBNC TW Nguyễn Bá Thanh

Quyền lợi người dân bị tước đoạt, tiếng nói người dân bị bóp nghẹt bởi cái cơ chế bầu cử "chỉ định đại biểu" mà không thông qua một cơ chế dân chủ thật sự dẫn đến một chính quyền nhan nhản kẻ cơ hội chính trị, mưu toan lợi dụng quyền lực để tham nhũng. Cái "nút chặn" cuối cùng mang danh nghĩ "của dân" là Quốc hội thì ngoài thực thi mệnh lệnh của Đảng, tiếp tục đánh tráo trách nhiệm, giữa vai trò và trách nhiệm, lẩn trốn trong cái bộ máy tham nhũng mà câu phát biểu của ông Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng là bằng chứng phơi bày rõ nhất: "Quốc hội là dân, dân sai thì dân chịu chứ kỷ luật ai?" (!)

Với những chiêu trò tham nhũng chính trị như vậy. Cùng với nó là tham vọng quyền lực không có điểm dừng, chế độ "cha truyền con nối" kiểu vua chúa phong kiến đang ngày càng công khai . Hàng loạt con cháu các lãnh đạo cao cấp tiếp tục được các lãnh đạo Đảng CSVN dàn xếp, chia chác để tiếp tục nắm giữ quyền lực. Thế hệ lãnh đạo ngày nay với những yếu kém như vậy, lấy cơ sở nào để tin tưởng lớp con cháu họ là "những tinh hoa, những hạt giống" tốt nhất cho thế hệ kế thừa?  Khi mà cả chính trị, tri thức, quyền lực đã chui tọt vào cái bụng tham lam, bị "tiêu hóa" nát bét bởi bộ máy tham nhũng từ trong ruột ra ngoài suốt bao nhiêu năm trời?
 Tổng bí thư và Chủ tịch nước là hai chức vụ cao nhất, lãnh đạo và quản lý đất  nước đều hô hào chống tham nhũng. Nhưng cái tham nhũng đẻ ra mọi hình thức tham nhũng là tham nhũng quyền lực thì lại không chống hoặc không dám chống thì hô hào ấy mãi mãi cũng chỉ là khẩu hiệu! Phải chăng là các vị tiếp tục tự lừa mình - hoặc giả vờ lừa mình - để tiếp tục lừa dân khi tin rằng đó vẫn là những "tinh hoa" của hơn 90 triệu dân?

Nguồn hình ảnh: Internet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét