Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 2 tháng 6, 2014

HỘI NGHỊ SHANGRI-LA - ĐAU Ở NGOÀI, BỆNH Ở TRONG

Sau những thông điệp cứng rắn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong chuyến công du tham dự Hội nghị ASEAN, các nước Âu, Mỹ.. người dân Việt Nam những đặt rất nhiều hi vọng vào các thông điệp của phái đoàn VN tại Diễn đàn Shangri-La. Tuy nhiên, sự thất vọng nhanh chóng tăng theo hệ số mũ với mức độ hi vọng (!).
Đại tướng Phùng Quang Thanh, đại diện phái đoàn VN nhanh chóng hứng chịu búa rìu dư luận với bài diễn văn tại diễn đàn và những phát ngôn trả lời phỏng vấn sau đó trên truyền thông.
Có thể nói dư luận đã quá khắt khe với tướng Thanh vì thực chất ông chỉ là người phát ngôn thay cho Đảng CSVN tại diễn đàn này. Còn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát ngôn với tư cách người toàn quyền điều hành hoạt động của đất nước, phạm vi quyền lực khác nhau một khoảng khá xa. Một đoạn trong diễn văn của ông Thanh có câu "Trên thực tế, ngay ở trong quốc gia, hay mỗi gia đình cũng còn có những mâu thuẫn, bất đồng, huống chi là các nước láng giềng với nhau còn tồn tại tranh chấp về biên giới, lãnh thổ, hoặc va chạm là điều khó tránh khỏi." Thật ra nó lý giải tính tự nhiên của sự tồn tại các mâu thuẫn nhiều hơn là chỉ nói tới riêng quan hệ giữa Việt Nam - Trung Quốc.
Tuy nhiên, câu nói "quan hệ Việt Nam - Trung Quốc vẫn tốt đẹp" thì đúng là cái ngớ ngẩn tai hại! Nó bộc lộ sự dối trá quá khiên cưỡng trong lúc tình hình đang căng thẳng hiện nay. Trên dư luận thì người ta có lý khi nói đó là hèn!. Với tư cách là Bộ trưởng Bộ quốc phòng, người đứng đầu lực lượng quân đội. Tướng Thanh đã thất bại hoàn toàn khi không tạo ra được chút niềm tin hay cảm thông nào trong lúc người dân đang sục sôi trước hành vi xâm lược của Trung Quốc.
Vẫn với cái chất giọng chậm rãi đến mềm nhũn như người hết hơi. Cái phong độ khi trả lời cũng như khi đọc diễn văn của ông cũng góp phần làm cho cái chán nản của người dân tăng thêm, biến thành cái giận dữ, khinh ghét.
Nhìn sắc mặt, nghe giọng nói không quá khó để đoán ra ông đang cố nén một căn bệnh trong người - bệnh thật chứ không phải bệnh theo nghĩa bóng nào đó, từ phát ngôn tới hình thức đều thiếu vắng hoàn toàn một mức độ cứng rắn tối thiểu!
Nếu nhìn bằng con mắt tích cực nhất: Thông điệp của VN là đã tạo được sự khác biệt trái ngược giữa một VN nhũn hết mọi khả năng có thể nhũn, trong khi thái độ hống hách và lập luận của phía TQ tại Shangri-La càng lúc càng hung hăng, lấn lượt.

Quay lại nội dung hai chuyến đi của Thủ tướng và Bộ trưởng BQP vừa qua. Mục tiêu và ý nghĩa có rất nhiều khác biệt.

Không đánh đổi chủ quyền để lấy hòa bình viển vông !

Về chuyến đi cũa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị thúc bách bởi những lo lắng, xen lẫn cả hoang mang của cả Bộ chính trị trước việc TQ bất ngờ đưa giàn khoan vào vùng biển VN. Việc tranh chấp ờ TS-HS không mới. Nhưng hành động này chí ít cũng gây bất ngờ cho BCT TW Đảng ở thông điệp mà người dân thể hiện khi xuống đường biểu tình ngày 11/05. Riêng biến cố bạo loạn khi biểu tình vào ngày 13/05/2014 dù là do bất cứ ai đứng sau đều ẩn chứa nguyên nhân bất ngờ này.
Nếu là do TQ đứng sau như một số ý kiến cáo buộc thì phía sau cái hợp lý do yếu tố TQ có lợi thì cái bất ngờ mang ý nghĩa là sức ép về mặt chính trị. TW Đảng CSVN chắc chắn ít nhiều bất ngờ trước sự bộc phát quyết liệt về thái độ của TQ.
Nếu là là do chính từ yếu tố chủ quan của chính quyền VN  thì cái bất ngờ thể hiện ở chỗ rõ ràng vụ bạo loạn đã vượt qua dự tính. Chỉ rõ sự mất kiểm soát ở khía cạnh chiến lược.

Nếu là do tổ chức Việt Tân đứng sau như cáo buộc mà cơ quan điều tra đã đưa tin, thì sự bất ngờ nằm ở chỗ TW Đảng CSVN đã không lường đoán đúng thực lực của Đảng Việt Tân. Bằng chứng thể hiện ở các tin tức liên quan vụ bắt giữ ba người được cho là người của Việt Tân ở Biên Hòa - Đồng Nai cho thấy:
Lực lượng AN đã cài cắm được người vào mạng lưới của Việt Tân. qua diễn biến vụ việc, có thể dễ đoán ít nhất là một trong 3 người bị bắt là người do AN cài vào. Vì nếu đã nói những "kẻ kích động bạo loạn" là người của Việt Tân thì việc cơ quan AN đã không bắt được ai trước hoặc ngay khi vụ việc xảy ra cho thấy đây là sự thất bại nặng nề. Việc dùng chính đặc tình để dẫn dụ,  thực hiện vụ bắt giữ nằm ở một trong hai lý do: Hoặc là do bị ép buộc phải có tội phạm là "người của Việt Tân" đứng ra chịu trách nhiệm. Hoặc là sự nhầm lẫn hoàn toàn ! Thái độ và cách đưa tin của bên AN cho thấy vụ này khó có sự nhầm lẫn.

Chính những yếu tố bất ngờ nói trên  đã buộc chuyến đi cũa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải đạt được ít nhất hai mục tiêu lớn: Tìm kiếm tiếng nói ủng hộ từ quốc tế để sẵn sàng đối phó với TQ trong những kịch bản xấu nhất. Đồng thời phải xoa dịu, ngăn chặn cơn giận dữ của nhân dân trong nước. Có thể nói, ông Dũng đã có những phát ngôn trên cả hai tư cách: Thủ tướng và Bộ trường Ngoại giao trong chuyến công du của mình, ông Dũng đã hoàn thành xuất sắc cả hai mục tiêu này! Thậm chí nó còn biến ông từ một Thủ tướng luôn bị chí trích, coi thường do yếu kém trong năng lực điều hành suốt gần hết cả hai nhiệm kỳ, giờ đây đặt thêm cả ký vọng ông sẽ mạnh dạn vượt qua tất cả để trở thành một Yeltsin ở Việt Nam (!)
Sau những thông điệp làm nức lòng không ít người, ngay trước và sau khi quay về thì các thông điệp của ông đã nhanh chóng quay lại cái phương cách muôn thuở: Triệt để kiểm soát để bảo đảm an toàn cho chế độ bằng mọi giá! Đây chính là thông điệp đích thực của ĐCSVN.

Vấn đề xung đột giữa Việt Nam với Trung Quốc cũng như mâu thuẫn của anh em trong nhà?

Về chuyến đi của ông Phùng Quang Thanh. Lúc này BCT TW ĐCSVN đã có thời gian để đo lường các khả năng đối với TQ cũng như đối với cả phong trào dân chủ trong nước. Việc ra tay trấn áp thẳng thừng các cuộc biểu tình ngày 18/05 cho thấy rất rõ là chính quyền đã hoàn toàn kiểm soát trở lại các khả năng nguy hiểm đến từ các tổ chức dân sự và đảng Việt Tân mà cơ quan điều tra cáo buộc.
Đối với TQ, bằng trò cút bắt trên biển, bơm  tiền hỗ trợ ngư dân, đưa ngư dân ra vùng tranh chấp làm lá chắn, buộc TQ phải hạn chế các hành động quân sự, giảm thiểu nguy cơ xảy ra đụng độ vũ trang..
Mặt khác, việc liên tục cho lực lượng kiểm ngư, CSB thực hiện các hành động "đẩy đuổi" (mà TQ gọi là quấy rối) đã giúp xoa dịu đi phần nào những ngi ngờ của người dân đối với Đảng, nhà nước trong vấn đề chủ quyền, thái độ ứng xử với TQ.
Nghĩa là ít nhiều BCT TW Đảng đã có những phương án xử lý theo ý của Đảng. Vì vậy,  thông điệp của tướng Thanh giữ nguyên văn bản chất ý muốn của TW Đảng. Không cần đến những gay gắt, mạnh mẽ như Thủ tướng trước đó là đương nhiên. Đây mới là nguồn cơn để cái văn bản được chuẩn bị sẵn cho ông Thanh đọc lại  tạo ra một nghi ngờ mới, yếu tố bất lợi mới.!
Ngoài những ngôn từ vòng vo né tránh ltheo cách thường dùng. Nội dung bản tham luận mà Tướng Thanh đọc tại Shangri-La đặt người nghe là các Chính phủ, quan chức, cộng đồng quốc tế vào những ngạc nhiên, bất ngờ khó chịu, nó tạo ra sự  tự ái không hề nhỏ bởi họ cảm thấy bị lừa dối  khi họ đang dành sự quan tâm và tập trung ủng hộ cho VN thì phía VN lại đưa ra thông điệp lảng tránh, bất cần. Coi như không có gì nghiêm trọng! Trái ngược với cảm xúc qua thông điệp mà ông Dũng đã nói với họ trước đó chỉ nửa tháng! Nếu nói rằng đó là một chiến thuật nào đó thì có chăng là chiến thuật đẩy ông Thanh vào thế mất điểm trong khi đang rộ lên những ý kiến kêu gọi Thủ tướng làm một cuộc cải tổ chế độ mà trong đó chắc chắn ông Thanh, với vai trò là Bộ trưởng BQP là một lá bài vô cùng quan trọng nếu không nói có vai trò quyết định rất lớn! Đối với ngôn ngữ ngoại giao, những ngôn từ đó chỉ có hại chứ hoàn toàn không có lợi cho cả chế độ lẫn ông Thanh.
Có lẽ Nhật Bản đã sớm đoán biết ý đồ của TW ĐCSVN nên ngay khi ông Dũng về nước, họ đã ra thông bào hoãn hộ trợ trang bị tàu cao tốc cho VN. Một phản ứng bất thường nhưng đương nhiên nếu đem liên hệ với thông điệp của VN tại Shangri-La vừa qua.

Dư âm sau phát ngôn của ông Thanh tại Hội nghị Shangri-La  khơi lại những bất mãn, nghi ngờ của người dân vào chế độ. Cùng với việc trấn áp những ý định biểu thị lòng yêu nước, chống TQ xâm lược, có có thể tao ra ít nhiều cảm giác chán nản, buông xuôi ở một số người, nhưng nó lại khoét sâu cái nguy hiểm từ năng lực độc lập cùa VN nếu như TQ lại bất ngờ gia tăng các hành vi tranh chấp. Làm gia tăng mức độ mâu thuẫn ở một bộ phận người dân có tinh thần, nhận thức cao hơn trong tư tưởng dân tộc đối với chế độ. Những phản ứng gay gắt trên mạng xã hội là minh chứng cho điều này. Nó đồng nghĩa với việc gia tăng bất đồng, mâu thuẫn cả về chính trị, xã hội trong nội bộ Việt Nam.
Chính quyền VN hiện nay sẽ không còn cơ hội để giải thích, kêu gọi sự ủng hộ của cả cộng đồng quốc tế và cả với nhân dân VN nếu như TQ quay lại gia tăng các hành động gây hấn, xâm lược  sau những phát ngôn vừa qua tại Shangri-La !
Thời khắc sinh tử của chế độ đã bị chính ĐCSVN tự đặt ra và trao trọn vào tay TQ ngay sau bài diễn văn và thông điệp tại Shangri-La lần này !

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét