Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 21 tháng 1, 2016

ĐIỀM.. "CỤ RÙA" & BIA "NGHĨA SĨ"

Cái câu chuyện "Cụ Rùa Hồ Gươm" quy tiên đang làm rộ lên trăm ngàn cách diễn giải. Trong đó có cả tin có nhiều vị bốc sư bấm quẻ nói "Cụ" mất là ứng vào quẻ Hỏa lôi phệ hạp.
Khi con người ta tin và lấy một hình tượng nào đó để thực hiện truyền tải ý đồ mong muốn của mình thì nó sẽ giống như tôn giáo. Khi đó nó sẽ tao ra những liên tưởng tới hình tượng ấy mà người ta gọi là điềm báo.
Chính quyền từng thông qua báo chí để thêu dệt mỗi khi "Cụ Rùa" xuất hiện liên quan như một biểu hiện mừng cho chính quyền. Bởi vậy, khi "Cụ" chết người dân suy đoán là điềm gở cho chính quyền cũng là điều bình thường, dễ hiểu.
"Cụ Rùa" Hồ Gươm chết và "điềm báo" gây tranh cãi
Đúng hay sai trong vụ "Cụ Rùa" quy tiên có phải là điềm và quẻ 21 trong Kỳ môn độn giáp hay không chưa biết. Nhưng chắc chắn một điều là từ quan tới dân đều đang hơi bị "đau não", chẳng biết nghĩ gì, tin theo gì để nói gì cho đúng.
Nếu đúng "cụ chết" là ứng với quẻ Hỏa Lôi phệ hạp đang lan truyền thì quẻ này chủ về chuyện tù tội, hình án..
Nghĩa gốc các hào quẻ là khuyên người xử án hình phải sáng suốt. Cương nhu hợp lý. Lấy từ tâm làm gốc. Luôn luôn phải giữ đạo công chính, thận trọng thì thuận được thời mà nên địa vị, hưởng lộc dài lâu....
Nhìn trên tình thế hiện tại thì giải quẻ trong kỳ môn theo ý nông dân nhà em thì chưa hẳn đây là quẻ hàm ý liên quan tới nhân sự khóa XII như nhiều người nghị. Vì "TỬ đồng nguyên với TẮC, điềm ứng quẻ là sự chết nên hào quẻ gốc có hàm ý là RĂN DẠY (sinh) nhưng luận căn nguyên chủ quẻ chết thì lại mang nghĩa ứng từ. Tức là NGHỊCH - Thay vì khuyên răn thành dự ứng cảnh báo. Từ đó mà suy thì Tù tội bắt bớ gia tăng, hình phạt bất minh, hành luật bất nhất.. nghịch ý di họa.
Còn về chuyện quẻ chủ úng trên hào quẻ thì không biết các bốc sư tính ngày "Cụ" mất là ngày cụ nổi lên và được phát hiện hay trên tính toán nào. Kinh nghiệm cổ nhân thì người chết 7 ngày nổi, vật chết thì 5 ngày nổi. Nghĩa là "cụ Rùa" chết cách ngày nhìn thấy là 5 ngày. Ngoài ra vẫn còn yếu tố nữa là chưa biết chết sáng-trưa-tối.. (giờ nào).
Tạm ngưng bàn vụ "cụ Rùa". Vì nói vậy chỉ để biết vậy.
Khu tưởng niệm "nghĩa sĩ Hoàng Sa"

Qua chuyện ngày 19/1 - ngày tưởng niệm Hoàng Sa bị giặc Tàu cưỡng chiếm, giết hại 74 cán binh VNCH năm 1974. Thủ đô năm nay chắc nhờ Tân chủ tịch vốn gốc CA nên bản lĩnh hơn người hay vì nhân tâm lúc ngủ lúc thức mà người dân không còn bị cản trở khi đến thắp nhang tại Tượng đài Lý Thái Tổ như mấy năm trước. Thế nhưng, Thành phố mang tên Cụ lại diễn tuồng phun nước bắt người khiến cho người thì bức xúc, kẻ thì khinh bỉ cách hành xử đích thị mang màu sắc vong ân bội nghĩa.
Nhưng cũng thế cả thôi! Ở cái xứ hàng ngàn năm tôn vinh cụ Ba Ba nhưng nhất quyết gọi chết cái tên là Rùa thì xịt nước đuổi người tôn vinh người đả hi sing gìn giữ đất nước để ngày nay chúng có chỗ mà "ăn trên trốc" chả là gì cả. Cái "người ta " kêu dân góp tiền hàng chục tỷ xây cái tượng đài vinh danh người đã hi sinh bảo vệ biển đảo. Thế nhưng có tiền rồi - chả biết hao hụt bao nhiêu - nhưng cái thấy ngay là còn chả chịu để cái tên, đặt cái chữ cho đúng để "danh chính ngôn thuận" thì bảo hiểu sao được cái đạo lý sai đúng vốn quá sâu xa ở đời?
Nghĩa sĩ là người có tinh thần hiệp nghĩa, vì việc nghĩa mà vong thân, thường để chỉ cá nhân (chàng Lía..) hay nhóm nhỏ (nghĩa sĩ Cần Giộc). Đại diện cho một khuynh hướng tinh thần Còn những người hi sinh khi trấn giữ Hoàng Sa là quân nhân đại diện cho chính thể thì đã được chính thể ấy xác định danh tính rõ ràng. Thời VNCH ở miền Nam thì những quân nhân hi sinh gọi lả Tử sĩ, thời phong kiến cũng gọi là Tử sĩ (tấn danh Vị quốc vong thân). Chế độ CSVN thì gọi là Liệt sĩ.. "Tử" hay "Liệt" thực ra tuy vẫn được hiểu chung nghĩa là "binh sĩ đã chết", chữ "Sĩ" ở đây thuần nghĩa là chữ chỉ binh linh. Riêng chế độ ta thì chỉ tưởng thưởng cho hạ sĩ quan thôi. Lính trơn thì... vô danh (!)
Chữ "liệt" vốn là mục từ Hán-Nôm, Xét về nghĩa nguyên âm thì không chuẩn như chữ "Tử" trong "Tử sĩ". và thậm chí chả hay ho gì.
Thế nhưng văn hóa nó vậy, trí tuệ nó vậy thì biết làm sao ?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét