Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 25 tháng 5, 2014

ĐẤU TRANH DÂN CHỦ - KHÔNG PHẢI LÀ ĐE DỌA CHẾ ĐỘ !

Đấu tranh dân chủ: Hợp pháp hay bất hợp pháp?

Như phần 1 đã nói: Đấu tranh dân chủ là cuộc đấu tranh đòi quyền làm chủ cho dân. Mục đích là làm thay đổi chế độ thông qua các quyền lợi từ luật pháp, chính sách quản lý xã hội chứ nó không phải là cuộc cách mạng lật đổ chế độ.
Như vậy, xét về từng khía cạnh cụ thể, các hành vi tố cáo sai phạm, khiếu kiện, công khai ý kiến, bày tỏ chính kiến cá nhân.v.v. đều là các hành vi đấu tranh dân chủ. Phạm vi đấu tranh dân chủ từ khiếu nại, tố cáo.. là hành vi đấu tranh đòi quyền lợi chính đáng trong một vấn đề, một vụ việc cụ thể. Thông qua các vụ việc cụ thể, chỉ ra các sai phạm, các bất công trong hệ thống luật pháp liên quan vấn đề cụ thể ấy để phát động một số đông những đối tượng có thể bị thiệt hại vì chế tài luật pháp ấy cùng đòi hỏi một chế tài pháp lý minh bạch & công bằng hơn cho cả xã hội chính là phong trào đấu tranh dân chủ.
Ví dụ: Chính sách quản lý đất đai dẫn đến các mâu thuẫn trong quản lý xã hội, các vụ khiếu kiện tranh chấp đất quyền sử dụng đất, đền bù giải tỏa..v.v.

Như vậy, ở khía cạnh đấu tranh dân chủ từ khiếu kiện: Vụ việc khiếu kiện cụ thể là do một cá nhân, hướng tới quyền lợi cao nhất đối với người đấu tranh đòi quyền lợi. Còn phong trào đấu tranh dân chủ là của nhiều người cùng đòi quyền lợi ở mức tương đối áp dụng chung cho toàn xã hội.

Đấu tranh dân chủ như thế nào là hợp pháp?
Trong ví dụ trên: Khi một cá nhân khiếu kiện thì hệ thống luật pháp luôn có những quy định liên quan về cách thức, chế tài, thời gian xử lý cụ thể. Các cơ quan, đối tượng bị khiếu kiện có trách nhiệm thực thi và xử lý thỏa đáng theo các quy định của luật pháp hiện hành. Việc các cá nhân, cơ quan chức trách nhà nước không giải quyết, xử lý việc khiếu kiện đúng với quy định đã đưa ra sẽ dẫn đến sự tồn đọng hồ sơ, tích tụ nhiều cá nhân cùng khiếu kiện trong một khoảng thời gian nào đó, hoặc những vụ việc liên quan nhiều người một lúc (giải tỏa đền bù chẳng hạn)  là nguyên nhân hình thành khiếu kiện đông người. Điển hình là các nhóm dân oan hiện nay đã phát triển thành Phong trào dân oan liên đới. Phân tích như vậy để thấy rằng: Việc các cơ quan Công an, An ninh, chính quyền các địa phương hiên nay đưa ra  quy định "cấm khiếu kiện đông người" đương nhiên là vô lý, trái nguyên tắc pháp luật ! Đây cũng là lý do để các dân oan có quyền phản đối bị cưỡng chế giải tán ở các nơi trụ sở làm việc công cộng ! Việc dùng vũ lực ngăn chặn thực ra cũng là một hành vi vi phạm pháp luật. Các quy định để áp dụng trong việc  cưỡng chế dân khiếu kiện ít nhiều đều sai luật hoặc vi hiến theo nguyên tắc suy luận này.

Trong một ví dụ khác: Quy định cấm quay phim, chụp hình ở các trụ sở cơ quan nhà nước.
Ngoại trừ các cơ sở, cơ quan quân sự, cơ quan liên quan an ninh quốc phòng. Việc áp dụng quy định cấm quay phim chụp hình được hiểu là không được tác nghiệp trong một phạm vi giới hạn nào đó. Còn đối với những cơ quan dân chính cấp Tỉnh, thành thì hình như chỉ có Việt Nam, Trung Quốc (nghe nói còn Triều Tiên nữa) là cấm. Cách cấm cũng mơ hồ và thường bị lạm dụng khi không đưa ra thông điệp giới hạn cụ thể nào ở bảng cấm ! Trong khi Hiến pháp quy định người dân có quyền giám sát mọi hoạt động của các cơ quan chính quyền. Nhưng khi ở các trụ sở tiếp dân, cơ quan hành chính xảy ra hiện tượng có nhiều người tới khiếu kiện, thắc mắc gì đó thì phạm vi cấm bỗng nhiên mở rộng "cấm mọi khả năng ghi lại hình ảnh có trụ sở nhà nước" ngay mà không có bất kỳ cơ sở luật pháp hay sự hợp lý nào (?) Điều này bất công ở chỗ: Trụ sở chính quyền dân chính là do dân đóng góp xây dựng nên, quan chức được dân bầu lên để thực thi việc quản lý xã hội.. tại sao lại cấm khi dân đến làm việc, cấm dân giám sát ?

Thêm một ví dụ về biểu tình chống Trung Quốc vừa qua:
Tạm gác qua một bên những tranh cãi, những nghi vấn việc có ai đó đứng phía sau "âm mưu kích động bạo loạn".
Cách đây hơn 2 năm, khi ông Đại biểu Quốc hội Hoàng Hữu Phước phát biểu "trình độ người dân Việt Nam chưa đáng có Luật biểu tình" thì  tôi đã từng đặt dấu hỏi về cách xác lập lộ trình ban hành luật Biểu tình.
Sự kiện biểu tình 11/05/2014 vừa qua xảy ra ngay trước kỳ họp thứ 9 QH XI. Kỳ họp theo dự kiến sẽ đề cập tới Luật biểu tình do đích thân Thủ tướng Chính phủ đệ trình.  Tuy nhiên,  sau sự cố có bạo loạn trong biểu tình hôm 13/05 thì lập tức các Đại biểu QH, các quan chức TW nhanh chóng vin vào đó để loại hẳn Luật biểu tình ra khỏi bàn nghị sự (!) Phải chăng có một kịch bản, âm mưu đã được dàn dựng trước?

Gỉa thuyết rằng có đảng Việt Tân nào đó hay tổ chức nào đó đứng sau kích động khó thuyết phục vì đã là một tổ chức chính trị có bài bản, không lẽ các tổ chức này không có nổi một nhận thức đơn giản: Muốn lật đổ chế độ thì phải có một lực lượng mạnh hơn, có những nhân sự nhạy bén để điều tiết tốt hơn mới có thể gây sức ép lên chế độ? Vô hình chung, việc quy kết thiếu bằng chứng trở thành con dao hai lưỡi là quảng bá về một đảng phái chính trị đang đe dọa chế độ (!)
Trong khi đó: Lòng yêu nước và biểu thị lòng yêu nước trước nguy cơ xâm lược vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ tất yếu, không ai có thể cho hay cấm được! Nghĩa là có luật hay không, người dân cũng sẽ vẫn biểu thị. Việc lấy lý do đề phòng bạo loạn hay có một tổ chức "phản động" nào đó để giải tán biểu tình ngày 18/05  vô hình chung không chỉ tước đi cái quyền đương nhiên của người dân mà còn đẩy người dân vào những biểu thị cực đoan mà vũ tự thiêu của bà Lê Thị Tuyết Mai ở trước Dinh Độc lập ngày 23/05/2014 là một ví dụ.. Xét về mặt quản lý xã hội, việc loại bỏ Luật biểu tình là có hại hơn là có lợi.

..
Qua những vi dụ trên, nếu việc đấu tranh dân chủ bám sát vào các quy định của luật pháp, cương quyết đòi hỏi những quyền lợi chính đáng. Những đòi hỏi vừa giúp giành lại quyền lợi cho nhân dân, vừa thúc đẩy sự phát triển tích cực cho xã hội thì chính quyền không thể nào ngăn chặn hay bất chấp để quy chụp là vi phạm luật pháp được.
Trên thực tế của Việt Nam hiện nay, có không ít những bất cập, vi phạm mà đấu tranh thành công cũng đủ thay đổi toàn bộ diện mạo của chế độ.
Vấn đề còn lại là sự thức tỉnh, ý thức và tinh thần đấu tranh, phương pháp đấu tranh thế nào để đạt hiệu quả!

Quan nhất thời - Dân vạn đại.. Trước sức mạnh đoàn kết và tinh thần đấu tranh quyết liệt, không khoan nhựng thì ngay cả trong giới quan chức cũng sẽ phải hiểu con đường nào là đúng đắn.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét