Nhìn chung, các cá nhân tham gia vào các hội nhóm dân sự có thể chia ra làm mấy dạng như sau:
- Nhóm chuyên nghiệp: Đây là lớp chủ yếu gồm những trí thức, cựu cán bộ nhà nước, doanh nhân.. có trình độ cao, có nhận thức và kinh nghiệm về chính trị. chiếm một số rất ít. Đáng chú ý trong nhóm này là một vài trường hợp trưởng thành từ lực lượng dân oan, tôn giáo..
- Nhóm các sinh viên, công chức, người dân tự giác ngộ qua thực tế cuộc sống tham gia sớm các hoạt động tranh chấp, khiếu kiện do mâu thuẫn quyền lợi. Nhóm này có lực lượng đông hơn nhóm thứ nhất, những kinh nghiệm nhất định tích lũy được qua thực tế.
- Nhóm cảm tình, quần chúng: Nhóm này chiếm số lượng đông nhất. Chủ yếu là thành phần có tư tưởng nhận thấy sự cần thiết phải thay đổi chế độ, xuất phát từ các tư tưởng so sánh đơn giản, các bất công, bất hợp lý trong một số tình huống cụ thể nào đó mà ủng hộ. Gần như không có ý thức rõ rệt về chính trị cũng như các phương pháp, kinh nghiệm cần thiết.
Dù là ở nhóm nào, tất cả đều là một thành phần trong phong trào dân chủ. Vậy vấn đề đặt ra: PHONG TRÀO DÂN CHỦ LÀ PHONG TRÀO HỢP PHÁP HAY BẤT HỢP PHÁP?
Để trả lời câu hỏi này, trước hết phải đưa ra khái niệm và định tính rõ ràng về phong trào dân chủ.
Vế khái niệm: Có nhiều cách định nghĩa khác nhau, nhưng theo tôi. PHONG TRÀO DÂN CHỦ, hiểu nôm na là phong trào đấu tranh giành lại các quyền, lợi ích HỢP PHÁP cho người dân. Trong đó: Quyền phúc quyết và quyền giám sát mọi hoạt động liên quan chế độ là mục tiêu lớn nhất (quyền làm chủ của người dân).
Về định tính: Đấu tranh dân chủ là một hoạt động chính trị, nó có khả năng làm THAY ĐỔI CHẾ ĐỘ một cách hòa bình chứ không nhất thiết phải là LẬT ĐỔ CHẾ ĐÔ. Nó khác biệt với các cuộc cách mạng bạo lực, dùng sức mạnh để THAY THẾ QUYỀN LÃNH ĐẠO của chế độ hiện tại.
Vậy trong môi trường chính trị độc đảng của Việt Nam hiện nay, đấu tranh dân chủ căn cứ vào đâu? Có mục tiêu cụ thể nào? Có ảnh hưởng gì đến chế độ và có cơ sở pháp lý nào cho hoạt động dân chủ hay không?..
Từ cách định nghĩa và xác định tính chất của đấu tranh dân chủ như trên. Xem lại các khẩu hiệu, các cơ sở lý luận chính trị cũng như luật pháp của chế độ Cộng sản ở Việt Nam, ta dễ ràng thấy rằng: Nếu thực hiện đúng những thông điệp, những cam kết từ chế độ qua các nội dung kia thì có lẽ.. Việt Nam không cần phải có phong trào dân chủ (!) Điều đáng tiếc là .. nói vậy nhưng không phải vậy !
Ngay nhà lãnh đào khai sáng ra Đảng CSVN là Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn độc lập đã đề cập tới khá nhiều khía cạnh cam kết đảm bảo quyền dân chủ của người dân. Hiến pháp của nhà nước Việt Nam cho tới bản sửa đổi mới nhất (2013) tại khoản 1, Điều 2, Chương 1- Chế độ chính trị cũng ghi rằng: "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân". Các mục khác tại các điều khoản thuộc chương 1 đều có thể rút ra rằng: Chế độ hiện nay là do dân, của dân và vì dân. Người dân có quyền giám sát mọi hoạt động của Đảng cũng như chính quyền...
Cho phép người dân giám sát nhưng lại không được quyền phúc quyết đối với những gì mà lãnh đạo chế độ cầm quyền thực hiện(!) Đây cũng là điều lý giải cho câu nói "nổi tiếng" chủa ông Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng "QH là dân, dân quyết sai thì dân chịu" (!). Đây cũng chính là nguồn cơn tạo ra cả một bộ máy nhà nước tràn ngập bởi tham nhũng, lộng quyền, vi phạm pháp luật. Như vậy, phong trao dân chủ không chỉ là xu hướng của các nước trên thế giới, mà ở Việt Nam cũng là điều cần thiết và bắt buộc phải có. Nó hoàn toàn hợp pháp, đúng với nhu cầu thực tiễn của đời sống chính trị cho cả mô hình nhà nước độc đảng của Việt Nam chứ không có gì là phạm pháp cả.
Vấn đề là đấu tranh thế nào, mục đích đến đâu là an toàn, không tạo ra đối kháng, mâu thuẫn để bị đặt ra ngoài vòng pháp luật.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét