TỪ TUYÊN NGÔN NHÂN QUYỀN, NHÌN LẠI THỰC TIỄN NHÂN QUYỀN Ở VIỆT NAM.
Trong stt trước, tôi đã coppy lại toàn văn Bản Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền.
Hôm nay, tôi sẽ dẫn một số ý kiến của mình và hãy thử cùng nhau nhận xét về nó.
Trước hết, ở phần viện dẫn để hình thành các điều ước trong bản Tuyên bố. Chúng ta có thể tóm lược nội dung của nó như sau:
Bản Tuyên bố Quốc tế về Nhân quyền dựa trên các NHU CẦU đương nhiên của con người. Trong đó có các nhu cầu phải được tôn trọng gồm có: Được tự do đi lại; Tự do phát biểu quan điểm cá nhân của mình; Tự do tìm kiếm thông tin, chia sẻ các thông tin đó nhằm đem lại mục đích phục vụ mưu cầu hạnh phúc cho mình; Quyền được sống, được bảo vệ thân thể, tính mạng và tài sản chính đáng của mình; Quyền được bình đẳng trước pháp luật...v.v. Trong đó nêu rõ là mọi quốc gia, mọi chế độ đầu phải nghiêm chỉnh tôn trọng và thực thi các điều khoản trong tuyên bố này.
Việt Nam thành lập nhà nước từ 1945, phải mất 47 năm sau mới phê chuẩn Công ước quốc tế về Nhân quyền. Câu hỏi đặt ra ở đây là: Tại sao lại lâu như vậy và thực tế chế độ hiện nay ở Việt Nam đã thực thi những gì trong vấn đề nhân quyền đối với người dân?
Trên thực tế, dù Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập từ 1945. Nhưng do thể chế chính trị là theo phe CNCS, đất nước thì bị chia cắt cho tới 1975 mới thống nhất (30/04/1975). Hai năm sau, ngày 20/09/1977 Việt Nam mới chính thức được phê chuẩn là thành viên thứ 186 của Liên Hợp Quốc. Như vậy thực tế là VN mất 15 năm kể từ khi được công nhận rộng rãi trên quốc tế mới phê chuẩn Công ước quốc tế về Nhân quyền.
Điều gì khiến cho VN chậm chạp đến vậy? Nhìn với con mắt bao dung một chút, có thể nó bắt nguồn từ 3 lý do chính.
- Bản thân các lãnh đạo của VN tin rằng chế độ chính trị XHCN là một xã hội tốt đẹp, đảm bảo mọi quyền lợi tốt nhất cho người dân. Bản thân các lãnh đạo trước đây xuất thân trong giai đoạn chuyển tiếp giữa chế độ phong kiến nên khi thấy chủ nghĩa Mác-Lê và phong trào CS lớn mạnh thì tin rằng nó tốt, không cần xem xét thấu đáo đến việc luật hóa các quyền cơ bản của con người. Mọi thứ dính dáng đến phương Tây, đến tư bản đều bị nhìn với con mắt nghi kỵ và thù nghịch.
- Bản thân cấu trúc thể chế nhà nước ở VN vốn không rõ ràng trong mô hình quyền lực. Trên lý thuyết thì quyền nằm trong tay dân (dân làm chủ) nhưng thực tế thì họ lúng túng nên quay lại áp dụng một chế độ độc đoán, nắm trọn quyền lực và dẫn dắt chế độ đi theo xu hướng như hiện nay.
- Thực chất, thực thi một chế độ tôn trọng nhân quyền sẽ không cho phép giai cấp thống trị áp đặt quyền lực một cách tùy tiện. Không có nhiều cơ hội cho người nắm giữ quyền lực dùng sức mạnh buộc người dân theo các mục đích theo chủ kiến cá nhân.
Những lý do trên thể hiện rất rõ nếu chúng ta nhìn lại thực tế trước đây (giai đoạn trước 1980) thì thái độ của các lãnh đạo với người dân với thái độ khá tốt. người dân tuy không quan tâm chính trị, không chú ý đến những quyền căn bản của mình nhưng cũng không có những nghi ngờ và đố kỵ như hiện nay.
Sau một thời gian loay hoay tìm đường tháo gỡ cho định hướng phát triển. Lòngti n và ý thức trong đại đa số Đảng viên và quan chức đã mai một, họ nhận ra rõ cái đểm đến của CNXH là mờ mịt, cùng với sự chi phối nhu cầu vật chất đã đẩy chế độ theo hướng tìm mọi cách bóp chặt các quyền cơ bản của con người. Chiếm giữ quyền lực để lợi dụng mưu đồ lợi ích cho giai cấp cầm quyền.
Cũng từ đây, xã hội VN nhanh chóng gia tăng sự phân hóa ngàng càng rõ giữa người dân và nhà nước.
Hấp lực của vạt chất biến chế độ thành một guồng máy mà trong đó mọi tiêu chí pháp lý đều bị hướng theo mục đích cá nhân, được cả bộ máy cùng che đỡ trong mối quan hệ chằng chịt từ lợi ích.
Mặc dù đã phê chuẩn công ước về nhân quyền. Nhưng tình trạng vi phạm thì gần như xảy ra ở tất cả mọi điều ước. Cụ thể:
- Điều 1 - 2-6 & 7: Việc quy chụp tội danh đối với các cá nhân bất đồng chính kiến và xử tù là bất bình đẳng, xúc phạm nhân phẩm người khác. Tình trạng án cùng hành vi, nhưng bản thân hoặc thân nhân những người có dính líu đến quan chức luôn xử nhẹ hoặc che dấu so với người dân bình thường.
- Điều 3-5: Chúng ta có thể thấy khá rõ, người dân làm ăn, đóng góp cho nhà nước để nhà nước quản lý và bảo vệ mình. Nhưng thực tế, không nói vấn đề tệ nạn côn đồ ngoài xã hội ngày càng gia tăng. Ngay ở cơ quan công quyền, tình tạng người dân bị bức cung, nhục hình, thậm chí tới chết cũng theo chiều hướng gia tăng. Dù thông điệp từ nhà chức trách đưa ra và truyền thông nhà nước tuyên truyền, nói lái ra là "tự tử, tự giật điện, đột tử. tai biến.v.v." nhưng các hình ảnh lộ ra ngoài và những gì chúng ta nhìn thấy trong thực tế cho chúng ta kết luận rất rõ ràng là bị lạm quyền, dùng vũ lực dẫn đến chết người.
- Điều 4: Trên thực tế, mặc dù danh chính ngôn thuận là không có nô lệ, cưỡng bức. Nhưng tình trạng bóc lột công sức lao động thể hiện rất rõ ở chỗ hơn 400 loại thuế và phí các loại. Nếu tính về tỷ lệ tích lũy và số tiền phải nộp thì mức độ tích lũy thặng dư của hầu hết các dạng nghề lao động chỉ vào khoảng trên dưới 10% so với tổng thu nhập, chỉ bằng khoảng 1/5-1/6 so với đóng góp phải nộp cho nhà nước. Một tỷ lệ không nhỏ các lao động tự do hoàn toàn không có tích lũy, chỉ có đóng góp.
Bản chất các quan hệ "ngoài luồng" của quan chức, đại gia trên cơ sở tiền bạc cũng là một hình thức mua bán, cưỡng bức nô lệ kiểu mới (do cả hai bên đều phủ nhận).
- Điều 8-9-10-11: Thực tế, nhà nước VN không có hệ thống tư pháp độc lập, do đó nó bị chi phối bới quyền lực một bên. Biến giai cấp cai trị thành kẻ tự chọn hình thức trừng phạt khi trở thành bị đơn, chỉ có giai cấp bị trị là bị đơn độc lập trước tòa án.
- Điều 12-13-14: Việc lạm quyền, xâm phạm đời sống riêng tư bị xâm hại một cách khá tinh vi.
VD:
Lấy lý do "kiểm tra hành chính", CA và các lực lượng khác có thể xông vào nhà dân bất cứ lúc nào, thậm chí không có bằng chắng nghi vấn tội phạm vẫn tiến hành kiểm tra. Điều này áp dụng cả với việc lưu trú tại nhà nghỉ, khách sạn.
Quy định kiểm tra CMND đối với người tham gia giao thông khi xử lý cũng là một hình thức vi phạm. Vì lẽ ra, CSGT thỉ có quyền kiểm tra các giấy tờ liên quan luật giao thông gồm phương tiện, bằng lái.. Yêu cầu xuất trình CMND chỉ khi trường hợp phương tiện vi phạm là tên người khác (chỉ cần so với bằng lái là đủ) và phải do lực lượng CA HC-TTXH thực hiện.
Vấn đề đi lại, tạm trú có thời hạn nhất định ở địa phương khác buộc có giấy tạm vắng cũng bất hợp lý vì việc xác minh bằng giấy tạm vắng hoàn toàn không có cơ sở để theo dõi, ngăn ngừa tội phạm bỏ trốn như lý giải của chính quyền đưa ra.
...
- Điều 17: Tài sản cá nhân của người dân bao gồm tài sản tích lũy, tài sản giá trị gia tăng trong quá trình lao động và phần đóng góp của mình cho xã hội. Nhưng thực tế ở VN, ngay tài sản giá trị gia tăng của người dân cũng bị xâm phạm, coi nhẹ. Cụ thể như vấn đề đền bù giải tỏa, thu hồi đất không thỏa đáng xảy ra trên toàn quốc, ở đâu cũng có. Còn tài sảnl à phần đóng góp cho nhà nước thì người dân hoàn toàn không hế có chút quyền nào. Mọi quản lý, sử dụng, thất thoát.. hoàn toàn do nhà nước tự xử. Người dân bị cấm ngặt việc tham gia bảo vệ quyền đó đối với người khác bằng các qui định và quy chụp là "kích động, xúi giục.v.v.".
- Điều 19-20-21: Thực tế, việc lập hội, nhóm ở VN thì ai cũng biết là bị ngăn cản ở mức tối đa. RÀO CẢN được áp dụng phổ biến là thủ tục và các điều kiện hoàn toàn không liên quan tới khả năng lập hội, nhóm.
Các phát ngôn mang chính kiến cá nhân, khác với tư tưởng của chế độ đều bị quy chụp. Thậm chí bị coi là kẻ thù với tội danh "phản động". Ở trường học, việc bắt buộc học sinh phải vào Đoàn mới được thi tốt nghiệp hay việc sinh viên phải có điểm bộ môn Triết học Mác - Lê mới được thi cử, tốt nghiệp.v.v. là những vi phạm thấy rõ nhất.
Các điều khoản sau cùng, chủ yếu liên quan RÀNG BUỘC TRÁCH NHIỆM PHẢI THỰC THI ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC và bị chi phối vởi năng lực tích lũy, phát triển (từ 23 đến 27) nên tạm dừng ở đây.
Kết luận cuối cùng theo cá nhân tôi. Vấn đề vi phạm nhân quyền ở VN và việc mỗi chúng ta thực thi việc đấu tranh chống lại sự vi phạm đó là một quyền đương nhiên. Nó được nhà nước VN thừa nhận và phải có trách nhiệm đáp ứng nhu cầu bảo vệ khi chúng ta thực thi các vấn đề liên quan Công ước quốc tế về nhân quyền.
Đây là bước khởi đầu và là nền tảng để chúng ta tiến tới một xã hội dân chủ thật sự. Điều mà không chế độ nào được phép cản trở.
Trong stt trước, tôi đã coppy lại toàn văn Bản Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền.
Hôm nay, tôi sẽ dẫn một số ý kiến của mình và hãy thử cùng nhau nhận xét về nó.
Trước hết, ở phần viện dẫn để hình thành các điều ước trong bản Tuyên bố. Chúng ta có thể tóm lược nội dung của nó như sau:
Bản Tuyên bố Quốc tế về Nhân quyền dựa trên các NHU CẦU đương nhiên của con người. Trong đó có các nhu cầu phải được tôn trọng gồm có: Được tự do đi lại; Tự do phát biểu quan điểm cá nhân của mình; Tự do tìm kiếm thông tin, chia sẻ các thông tin đó nhằm đem lại mục đích phục vụ mưu cầu hạnh phúc cho mình; Quyền được sống, được bảo vệ thân thể, tính mạng và tài sản chính đáng của mình; Quyền được bình đẳng trước pháp luật...v.v. Trong đó nêu rõ là mọi quốc gia, mọi chế độ đầu phải nghiêm chỉnh tôn trọng và thực thi các điều khoản trong tuyên bố này.
Việt Nam thành lập nhà nước từ 1945, phải mất 47 năm sau mới phê chuẩn Công ước quốc tế về Nhân quyền. Câu hỏi đặt ra ở đây là: Tại sao lại lâu như vậy và thực tế chế độ hiện nay ở Việt Nam đã thực thi những gì trong vấn đề nhân quyền đối với người dân?
Trên thực tế, dù Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập từ 1945. Nhưng do thể chế chính trị là theo phe CNCS, đất nước thì bị chia cắt cho tới 1975 mới thống nhất (30/04/1975). Hai năm sau, ngày 20/09/1977 Việt Nam mới chính thức được phê chuẩn là thành viên thứ 186 của Liên Hợp Quốc. Như vậy thực tế là VN mất 15 năm kể từ khi được công nhận rộng rãi trên quốc tế mới phê chuẩn Công ước quốc tế về Nhân quyền.
Điều gì khiến cho VN chậm chạp đến vậy? Nhìn với con mắt bao dung một chút, có thể nó bắt nguồn từ 3 lý do chính.
- Bản thân các lãnh đạo của VN tin rằng chế độ chính trị XHCN là một xã hội tốt đẹp, đảm bảo mọi quyền lợi tốt nhất cho người dân. Bản thân các lãnh đạo trước đây xuất thân trong giai đoạn chuyển tiếp giữa chế độ phong kiến nên khi thấy chủ nghĩa Mác-Lê và phong trào CS lớn mạnh thì tin rằng nó tốt, không cần xem xét thấu đáo đến việc luật hóa các quyền cơ bản của con người. Mọi thứ dính dáng đến phương Tây, đến tư bản đều bị nhìn với con mắt nghi kỵ và thù nghịch.
- Bản thân cấu trúc thể chế nhà nước ở VN vốn không rõ ràng trong mô hình quyền lực. Trên lý thuyết thì quyền nằm trong tay dân (dân làm chủ) nhưng thực tế thì họ lúng túng nên quay lại áp dụng một chế độ độc đoán, nắm trọn quyền lực và dẫn dắt chế độ đi theo xu hướng như hiện nay.
- Thực chất, thực thi một chế độ tôn trọng nhân quyền sẽ không cho phép giai cấp thống trị áp đặt quyền lực một cách tùy tiện. Không có nhiều cơ hội cho người nắm giữ quyền lực dùng sức mạnh buộc người dân theo các mục đích theo chủ kiến cá nhân.
Những lý do trên thể hiện rất rõ nếu chúng ta nhìn lại thực tế trước đây (giai đoạn trước 1980) thì thái độ của các lãnh đạo với người dân với thái độ khá tốt. người dân tuy không quan tâm chính trị, không chú ý đến những quyền căn bản của mình nhưng cũng không có những nghi ngờ và đố kỵ như hiện nay.
Sau một thời gian loay hoay tìm đường tháo gỡ cho định hướng phát triển. Lòngti n và ý thức trong đại đa số Đảng viên và quan chức đã mai một, họ nhận ra rõ cái đểm đến của CNXH là mờ mịt, cùng với sự chi phối nhu cầu vật chất đã đẩy chế độ theo hướng tìm mọi cách bóp chặt các quyền cơ bản của con người. Chiếm giữ quyền lực để lợi dụng mưu đồ lợi ích cho giai cấp cầm quyền.
Cũng từ đây, xã hội VN nhanh chóng gia tăng sự phân hóa ngàng càng rõ giữa người dân và nhà nước.
Hấp lực của vạt chất biến chế độ thành một guồng máy mà trong đó mọi tiêu chí pháp lý đều bị hướng theo mục đích cá nhân, được cả bộ máy cùng che đỡ trong mối quan hệ chằng chịt từ lợi ích.
Mặc dù đã phê chuẩn công ước về nhân quyền. Nhưng tình trạng vi phạm thì gần như xảy ra ở tất cả mọi điều ước. Cụ thể:
- Điều 1 - 2-6 & 7: Việc quy chụp tội danh đối với các cá nhân bất đồng chính kiến và xử tù là bất bình đẳng, xúc phạm nhân phẩm người khác. Tình trạng án cùng hành vi, nhưng bản thân hoặc thân nhân những người có dính líu đến quan chức luôn xử nhẹ hoặc che dấu so với người dân bình thường.
- Điều 3-5: Chúng ta có thể thấy khá rõ, người dân làm ăn, đóng góp cho nhà nước để nhà nước quản lý và bảo vệ mình. Nhưng thực tế, không nói vấn đề tệ nạn côn đồ ngoài xã hội ngày càng gia tăng. Ngay ở cơ quan công quyền, tình tạng người dân bị bức cung, nhục hình, thậm chí tới chết cũng theo chiều hướng gia tăng. Dù thông điệp từ nhà chức trách đưa ra và truyền thông nhà nước tuyên truyền, nói lái ra là "tự tử, tự giật điện, đột tử. tai biến.v.v." nhưng các hình ảnh lộ ra ngoài và những gì chúng ta nhìn thấy trong thực tế cho chúng ta kết luận rất rõ ràng là bị lạm quyền, dùng vũ lực dẫn đến chết người.
- Điều 4: Trên thực tế, mặc dù danh chính ngôn thuận là không có nô lệ, cưỡng bức. Nhưng tình trạng bóc lột công sức lao động thể hiện rất rõ ở chỗ hơn 400 loại thuế và phí các loại. Nếu tính về tỷ lệ tích lũy và số tiền phải nộp thì mức độ tích lũy thặng dư của hầu hết các dạng nghề lao động chỉ vào khoảng trên dưới 10% so với tổng thu nhập, chỉ bằng khoảng 1/5-1/6 so với đóng góp phải nộp cho nhà nước. Một tỷ lệ không nhỏ các lao động tự do hoàn toàn không có tích lũy, chỉ có đóng góp.
Bản chất các quan hệ "ngoài luồng" của quan chức, đại gia trên cơ sở tiền bạc cũng là một hình thức mua bán, cưỡng bức nô lệ kiểu mới (do cả hai bên đều phủ nhận).
- Điều 8-9-10-11: Thực tế, nhà nước VN không có hệ thống tư pháp độc lập, do đó nó bị chi phối bới quyền lực một bên. Biến giai cấp cai trị thành kẻ tự chọn hình thức trừng phạt khi trở thành bị đơn, chỉ có giai cấp bị trị là bị đơn độc lập trước tòa án.
- Điều 12-13-14: Việc lạm quyền, xâm phạm đời sống riêng tư bị xâm hại một cách khá tinh vi.
VD:
Lấy lý do "kiểm tra hành chính", CA và các lực lượng khác có thể xông vào nhà dân bất cứ lúc nào, thậm chí không có bằng chắng nghi vấn tội phạm vẫn tiến hành kiểm tra. Điều này áp dụng cả với việc lưu trú tại nhà nghỉ, khách sạn.
Quy định kiểm tra CMND đối với người tham gia giao thông khi xử lý cũng là một hình thức vi phạm. Vì lẽ ra, CSGT thỉ có quyền kiểm tra các giấy tờ liên quan luật giao thông gồm phương tiện, bằng lái.. Yêu cầu xuất trình CMND chỉ khi trường hợp phương tiện vi phạm là tên người khác (chỉ cần so với bằng lái là đủ) và phải do lực lượng CA HC-TTXH thực hiện.
Vấn đề đi lại, tạm trú có thời hạn nhất định ở địa phương khác buộc có giấy tạm vắng cũng bất hợp lý vì việc xác minh bằng giấy tạm vắng hoàn toàn không có cơ sở để theo dõi, ngăn ngừa tội phạm bỏ trốn như lý giải của chính quyền đưa ra.
...
- Điều 17: Tài sản cá nhân của người dân bao gồm tài sản tích lũy, tài sản giá trị gia tăng trong quá trình lao động và phần đóng góp của mình cho xã hội. Nhưng thực tế ở VN, ngay tài sản giá trị gia tăng của người dân cũng bị xâm phạm, coi nhẹ. Cụ thể như vấn đề đền bù giải tỏa, thu hồi đất không thỏa đáng xảy ra trên toàn quốc, ở đâu cũng có. Còn tài sảnl à phần đóng góp cho nhà nước thì người dân hoàn toàn không hế có chút quyền nào. Mọi quản lý, sử dụng, thất thoát.. hoàn toàn do nhà nước tự xử. Người dân bị cấm ngặt việc tham gia bảo vệ quyền đó đối với người khác bằng các qui định và quy chụp là "kích động, xúi giục.v.v.".
- Điều 19-20-21: Thực tế, việc lập hội, nhóm ở VN thì ai cũng biết là bị ngăn cản ở mức tối đa. RÀO CẢN được áp dụng phổ biến là thủ tục và các điều kiện hoàn toàn không liên quan tới khả năng lập hội, nhóm.
Các phát ngôn mang chính kiến cá nhân, khác với tư tưởng của chế độ đều bị quy chụp. Thậm chí bị coi là kẻ thù với tội danh "phản động". Ở trường học, việc bắt buộc học sinh phải vào Đoàn mới được thi tốt nghiệp hay việc sinh viên phải có điểm bộ môn Triết học Mác - Lê mới được thi cử, tốt nghiệp.v.v. là những vi phạm thấy rõ nhất.
Các điều khoản sau cùng, chủ yếu liên quan RÀNG BUỘC TRÁCH NHIỆM PHẢI THỰC THI ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC và bị chi phối vởi năng lực tích lũy, phát triển (từ 23 đến 27) nên tạm dừng ở đây.
Kết luận cuối cùng theo cá nhân tôi. Vấn đề vi phạm nhân quyền ở VN và việc mỗi chúng ta thực thi việc đấu tranh chống lại sự vi phạm đó là một quyền đương nhiên. Nó được nhà nước VN thừa nhận và phải có trách nhiệm đáp ứng nhu cầu bảo vệ khi chúng ta thực thi các vấn đề liên quan Công ước quốc tế về nhân quyền.
Đây là bước khởi đầu và là nền tảng để chúng ta tiến tới một xã hội dân chủ thật sự. Điều mà không chế độ nào được phép cản trở.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét