Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 13 tháng 7, 2014

ĐỐI THOẠI QUỐC PHÒNG MỸ - TRUNG: ĐÁP ÁN CHO BÀI TOÁN BIỂN ĐÔNG

Có thể nói, cuộc đối thoại quốc phòng Mỹ - Trung vừa qua được cả thế giới chính trị quan tậm. Nhất là ở Việt Nam, quốc gia đang phải đối mặt với những thách thức nhiều nhất, lớn nhất  trong việc tranh chấp với TQ ở Biển Đông.
Không ít người VN tỏ ra rất kỳ vọng vào một sự can thiệp từ Mỹ có thể giúp cho VN giữ được chủ quyền. Có không ít người cũng kỳ vọng sự can thiệp của Mỹ sẽ giúp cho vấn đề dân chủ của Việt Nam nhân đó mà đạt được một thay đổi để có một chế độ tốt hơn.
Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân, tôi đã hơn một lần cho rằng: Chắc chắn Mỹ sẽ có hành động của Mỹ, và hành động đó không phải là vì VN mà là vì lợi ích Mỹ !
Điều đó giờ đây đã và đang ngày càng có nhiều dấu hiệu để chứng minh. Nó cho thấy chắc chắn cuộc mặc cả Mỹ - Trung về một thỏa thuận chia sẻ quyền lực địa chính trị ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng ít nhất là đã và đang được hoàn tất những lựa chọn bổ sung cuối cùng. Trong đó quyền lợi cục bộ của VN hoàn toàn không hề có ý nghĩa gì cả.

Trên vai trò là siêu cường số một thế giới. Với những cam kết, trong các hiệp ước toàn diện với Nhật, Philipin, Đài Loan.. Những hiệp ước được xây dựng nhằm bảo đảm các lợi ích cũng như duy trì sự đảm bảo an ninh từ xa, đã khiến Mỹ tiêu tốn hàng trăm tỷ dolar mỗi năm bao gồm cả việc duy trì lực lượng Hạm đội trên Biển Đông. Tất cả đều đã tính đến khả năng ngăn chặn một TQ trỗi dậy ngày nay. Với tiềm lực lẫn năng lực của mình, đương nhiên  việc TQ gia tăng tranh chấp không phải là điều bất ngờ đối với Mỹ.
Trong một kịch bản xấu nhất, buộc Mỹ phải động binh để bảo đảm gìn giữ hình ảnh và vị thế của mình trước các đồng minh của mình. Mỹ cũng buộc phải tính toán những hành động chắc ăn nhất. Do đó, việc thiết lập các kênh đối thoại nhằm tháo ngòi cho cuộc xung đột là điều đương nhiên Mỹ phải làm.
Nhìn chung, trong cuộc đối thoại quốc phòng lần này, phát ngôn và từ ngữ của phía Mỹ vẫn tỏ ra rất cương quyết, cứng rắn. Báo giới và dư luận VN nghe vậy thì hớn hở, mừng rỡ như chính mình đang đe nẹt lại được TQ vậy ! Có vẻ như không mấy ai suy nghĩ cặn kẽ rằng đó vẫn chỉ là những thông tin chính trị được đưa ra. Còn phía sau đó, để đánh giá, nhìn nhận nó phải dựa vào các phân tích và những động thái khác.

Hãy đặt giả thuyết về một cuộc chiến Mỹ - Trung để giải quyết xung đột sẽ thấy:
Thứ nhất: Mỹ - Trung đều gánh chịu thiệt hại nặng nề nếu xảy ra chiến tranh.
Thứ hai: Cứ cho là TQ sẽ thua trên Biển Đông trước Mỹ, nhưng quyền lực Mỹ trên Biển Đông không gia tăng đáng kể so với hiện trạng hiện có.
Thứ ba:  Quan hệ Trung - Mỹ đóng băng, gây thiệt hại không nhỏ cho kinh tế Mỹ.
Thứ tư: Mỹ sẽ phải tốn kém nhiều hơn để duy trì quyền lực sau trận chiến. Điều mà cả Phủ Tổng thống lẫn Quốc hội Mỹ không hề mong muốn.
Thứ năm: Với ảnh hưởng địa chính trị hiện tại, Mỹ vẫn có thể khống chế một phần tham vọng của TQ. Trong khi đó, việc TQ có thể đe dọa vị trí siêu cường số một của Mỹ còn không ít khó khăn nếu không nói là còn rất xa, trừ trường hợp có một biến cố đặc biệt, bất ngờ nào đó.
...
Nhìn từ phía Trung Quốc. Nếu như các thỏa thuận không đáp ứng được mục tiêu mở đường cho TQ vươn ra Biển Đông, nối thông con đường an toàn cho các lợi ích mà TQ đã bỏ ra đầu tư ờ Vùng Vịnh, Phi châu... không cải thiện được tầm ảnh hưởng cũng như có thể làm tổn hại vị thế một cường quốc đang lên của mình... đương nhiên TQ sẽ không thể chấp nhận.

Đối thoại Mỹ - Trung: Bài toán bí ẩn có thật sự bí ẩn?

Vậy sự thật điều gì đang diễn ra?
Nếu chú ý một chút, gần đây ta liên tục được nghe không ít những thách thức cứng rắn hơn rất nhiều từ các nước khác trên thế giới. Khởi đầu là màn "cảnh cáo" nhẹ nhàng của bà Thủ tướng Đức khi tăng cho Tập Cận Bình tấm bản đồ không có ghi chú Trường Sa, Hoàng Sa là của Trung Quốc. Có lẽ nó ngầm nhắc một thông điệp: Đức vá Âu châu không vui vẻ gì việc TQ đang cố gắng độc chiếm Biển Đông ! Nó đồng nghĩa Âu châu và NATO không hài lòng, không muốn buộc phải can thiệp vào đây vì vạn bất đắc dĩ.

Gần đây hơn, liên tục các thông điệp từ Nhật Bản, quốc gia cũng có tranh chấp gay gắt với TQ ở vùng biển Hoa Đông, mới nhất là tuyên bố đanh thép của Australia mang thông điệp đe dọa rất rõ ràng. Nó cụ thể và cứng rắn hơn bất cứ thông điệp nào từ Mỹ. Phải chăng các đồng minh Mỹ cũng đã sớm nhận ra khả năng có một thỏa hiệp nào đó giữa Mỹ-Trung mà trong đó các quyền lợi quốc tế và ngay cả của đồng minh Mỹ bị đẩy xuống hàng thứ yếu?
Đáp lại các thông điệp từ bên ngoài. Một mặt TQ vẫn cương quyết thực thi các hành động tranh chấp, xâm lấn dưới vỏ bọc hoạt động dân sự. Nó là hành động gây hấn rất rõ ràng nhưng không cho phép các quốc gia khác hay kể cả Liên hợp quốc có thể đưa ra một hành động cứng rắn với TQ. Nó cũng khiến các nước có tranh chấp không thể mạo hiểm dùng tới sức mạnh quanh sự để đối đầu ! Các thông điệp từ lời nói, hành động của TQ cho thấy quyết tâm không từ bỏ các mục tiêu mà TQ muốn có. Tuyên bố đe dọa dùng vũ khí hạt nhân với  Nhật có thể xem là cảnh cáo cao nhất trong tất cả mọi khả năng đã được phía TQ dự kiến!

Nhìn từ phía chính quyền Việt Nam, trong khi các dấu hiệu đã khá rõ ràng như vậy. Có vẻ như chính quyền vẫn quá thụ động hoặc đang hi vọng vào một trò chơi chính trị kiểu láu cá: Cho rằng nhất dịnh Mỹ sẽ ngăn chặn TQ nên yên lặng chờ thời? Ảo tưởng! Vì muốn như vậy, VN phải nắm trong tay một con bài sáng giá để mặc cả. Trước đây, Cảng Cam Ranh là lá bài tẩy sáng giá nhất của VN với Mỹ, thì nay, với việc cho TQ đầu tư vào Vũng Áng, Cảng Cam Ranh đã bị giảm đi rất nhiều giá trị mang ý nghĩa chiến lược. Cùng với việc TQ xây dựng sân bay trên vùng đảo Trường Sa, có thể nói Cam Ranh đã mất quá nửa giá trị về mặt quân sự. Cam Ranh đã không còn nhiều ý nghĩa đối với Mỹ.

Về phía phong trào dân chủ đối lập đang hình thành ở VN thì sao? Cơ hội chỉ lớn khi giả thuyết Mỹ kiên quyết đối đầu với TQ bằng mọi giá. Trong khi kịch bản có thể đánh bại và ngăn chặn TQ trỗi dậy duy nhất là phải có một tác động mạnh mẽ từ trong nội bộ TQ,  làm cho chính quyền TQ suy yếu đi. Thái độ của Mỹ đối với Tây Tạng không cho thấy Mỹ có một kế hoạch mạnh mẽ, theo hướng này.
Kịch bản công khai, trực diện thì các giả định và đánh giá nói trên chỉ ra rằng đó cũng không phải là lựa chọn ưu tiên của Mỹ.
Trong đối nội, những động thái của chính quyền VN cho thấy: Một lực lượng đối lập với chính quyền VN hiện nay sẽ phải đối mặt với cả hai đối tượng là chính quyền nhà nước và cả TQ ! Một cuộc chiến không khác mấy so với giai đoạn lịch sử khi Quang Trung Hoàng Đế đại phá quân Thanh. !

Con đường duy nhất thoát Trung, đánh bại TQ và đưa VN đến chế độ dân chủ là chấp nhận một cuộc chiến khốc liệt. Nó cần có sự liên kết và trỗi dậy mạnh mẽ của các lực lượng đối lập với chính quyền TQ, cần được hậu thuẫn rộng rãi của quốc tế. Nó gần giống một cuộc chiến tổng lực mang tính toàn cầu để chống lại Phát xít Đức thời Thế chiến thứ II mà nhân loại đã phải trải qua. Mối đe dọa của TQ ngày nay không hề thua kém chủ nghĩa phát xít trước đây. Nó có thể làm thay đổi toàn bộ cục diện chính trị thế giới.
Những ai còn ảo tưởng về một lựa chọn nhẹ nhàng, đơn giản cho cục diện chính trị mang màu sắc TQ đều sẽ thất bại hoặc làm trò hề không hơn không kém!
Lực lượng dân chủ đối lập ở VN có đủ sức tuyên chiến với một thách thức như vậy hay không? Tất cả tùy thuộc vào ý thức dấn thân mạnh mẽ và một chiến lược đủ hoàn hảo không chỉ tạo được sự đoàn kết rộng rãi  của cộng đồng trong nước mà còn phải có sự chia sẻ, gắn kết với các phong trào ở TQ..  may ra mới có cơ hội.
Một nhiệm vụ quả là quá  nhiều khó khăn !

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét