Đã có khá nhiều người là các học giả, các cây bút nổi nổi tiếng và cả những nhân vật có địa vị, danh tiếng trong chính quyền cũng nói tới điều này, Có thể nói ngắn gọn rằng tất cả những điều đó cho thấy cộng đồng người Việt Nam đều rất lo lắng về vấn đề tranh chấp. Tựu trung tạm chia làm 3 lường tư tưởng chính: Một bày tỏ sự quan ngại về một thất bại của VN trước cuộc tranh chấp với TQ bằng con đường pháp lý khi kiện ra Tòa án quốc tế, một hướng khác thể hiện sự tin tưởng VN sẽ thắng kiện và một bộ phận số đông khác thì thụ động, phó mặc cho chính quyền..
Điều đó dễ hiểu vì ai cũng biết một điều rất rõ ràng: Nếu mất Biển Đông, VN không thể nào tránh khỏi họa vong quốc! Nhưng chỉ một số ít nhận ra rằng: Trở thành một thuộc địa của TQ lần này, khi TQ đã có toàn bộ Biển Đông trong tay thì không thể nào hi vọng thoát Trung như lịch sử từng xảy ra suốt hàng ngàn năm qua.!
Nếu với TQ, Biển Đông là con đường vươn ra thế giới để trở thành cường quốc thì với VN là đó con đường để tồn tại trước TQ. Với tầm mức quan trọng như vậy đối với cả VN và TQ thì , xung đột và tranh giành cũng là điều đương nhiên.
Việc TQ gia tăng hoạt động tranh chấp lãnh thổ gần đây được cho là một bước đi đã chín muồi về mọi mặt. Trong nước thì TQ cơ bản đã đạt được một tầm mức sức mạnh của một cường quốc. Đã đến lúc phải vươn tay ra xa hơn, rộng hơn để tận dụng sức mạnh nội lực, thu về những cái lợi lớn hơn. Bên ngoài thì cục diện thế giới đang có những diễn biến đặt TQ vào thời cơ tốt nhất. Các cường quốc và cả siêu cường Mỹ đều đã và đang dính vào những khó khăn với diễn biến phức tạp. Mỹ và NATO đang bận bịu với Ucraina, xung đột vùng Vịnh, mâu thuẫn sắc tộc ở Iraq, Apganixtan.. Nga đang đối mặt với cấm vận và tranh chấp với Ucraine, Úc, Ấn Độ.. chưa đủ các điều kiện để có khả năng bứt phá trong cuộc đua vươn ra đại dương trong thời gian ngắn, mặt khác họ chủ trương trung lập. Các quốc gia liên quan khu vực Biển Đông thì gói gọn trong khối ASEAN của Đông Nam Á, đều là các nước nhỏ, đa số ít nhiều chịu ảnh hưởng của TQ...
Ngườ ta có thể hiểu rất rõ: Việc TQ gia tăng hoạt động tranh chấp nhằm khẳng định chủ quyền ở TS-HS là nhằm giải quyết bài toán địa chính trị cho mục tiêu vươn ra bên ngoài trên vị thế một cường quốc, đồng thời tìm nguồn năng lượng cho nhu cầu khổng lồ ngày càng tăng đối với TQ.
Vùng biển này có ba vị trí đặc biệt quan trọng, quyết định hành lang hàng hải giữa Biển Đông với khắp thế giới. Đó là eo biển Malasca (Malaixia), Trường Sa-Hoàng Sa (Việt Nam) và eo biển Đài Loan. Trong đó vùng biển TS-HS là vị trí nằm giữa, chẹn ngang con đường hàng hải, đồng thời là vùng biển có nhiều dầu mỏ trên Biển Đông mà ngày nay năng lực con người có thể khai thác được. Eo biển Malasca và eo biển Đài Loan là hai đầu ra vào. Điều này đồng nghĩa vùng biển TS-HS là cái nút mang yếu tố quyết định.
Với tiềm lực hiện có giữa hai nước Việt - Trung, vấn đề tranh giành chủ quyền khu vực này bằng sức mạnh quân sự thì có thể nói với VN là vô vọng. Con đường bằng đàm phán, thông qua luật pháp quốc tế thì sao?
Trung Quốc công khai hành động nhằm độc chiếm Biển Đông |
Có nhiều người rất tự tin vào việc thắng TQ khi đưa tranh chấp TS-HS ra tòa án quốc tế khi phân tích các điều luật và chứng cứ chứng minh VN có chủ quyền thế này, thế kia.
Điểm lại các chứng cớ ấy có thể thấy rất rõ hai vấn đề: Thứ nhất, các tài liệu trong nước thì ngoài một số các tài liệu là các chiếu chỉ, văn bản cách đây một vài trăm năm, các triều đại phong kiến thực thi hoạt động chủ quyền mà phía TQ cũng có những tài liệu tương tự. Còn lại các tài liệu khác, liên quan giái trị pháp lý của chế độ hiện nay ở VN thì hầu hết dựa trên những thông tin rất ít ỏi mà chính quyền VN đưa ra, rất ít giá trị trước quốc tế do đặc thù của VN là không có một tổ chức dân sự độc lập được quốc tế công nhận để có những đánh giá khách quan theo cách thông thường mà quốc tế chú trọng.
Về các tài liệu quý, quan trọng được nhìn nhận cao hơn trong khía cạnh truyền thông quốc tế thì hầu hết lại là ở nước ngoài. Một nguồn mà khả năng dùng hay không dùng để có lợi cho bên nào, chính quyền VN hiện nay khó mà chắn chắn vận dụng được, chưa nói là có những nguồn sẽ chịu sự tác động của các tổ chức, đảng phái đối lập hải ngoại trong mục tiêu chính trị của họ. Mặt khác, trên thực tế thì Tòa án quốc tế có những nguyên tắc mà nếu không xem xét kỹ thì VN dễ ràng thua cuộc bởi mục tiêu cao nhất của nó là đảm bảo các phán quyết không gây ra những xung đột ảnh hưởng tới thế giới nhiều hơn.
Chưa nói là gần đây, việc nhà in bản đồ, nơi lưu trữ rất nhiều tài liệu liên quan chủ quyền đã tự nhiên bốc cháy, để lại bí ẩn không lời giải về thủ phạm gây ra. Làm cho nguồn chứng cớ pháp lý của VN mất đi những gì không ai biết.
Cháy xí nghiệp in bản đồ ở Đà lạt ngày 09/06/2014 |
Có một số đông khác kêu gọi một cuộc tranh chấp dựa trên đề xuất VN bắt tay với Mỹ để làm đối trọng, giành lại chủ quyền cho VN qua một phương thức cân bằng sức mạnh. Một số khác thì nổi cáu mỗi khi thấy phía TQ đưa ra những bằng chứng về việc chính quyền Hà Nội từng có chỉ dấu cho thấy sự thừa nhận chủ quyền của TQ ở TS-HS...
Nếu phân tích đơn giản một chút , thực tế trong tất cả các ý kiến xung quanh vấn đề tranh chấp TS-HS mà ở cả phía kêu gọi kiện TQ và phe "có Đảng & nhà nước lo" đều thấy có cái lý nhất định.
Trong khi TQ liên tục đưa ra các thông điệp cứng rắn, phủ nhận chủ quyền của VN ở TS-HS thì về phía VN, các quan chức hàng đầu đều gần như im lặng hoặc phát ngôn rất nửa vời. Cách thức thể hiện các thông điệp với nhân dân của chính quyền VN cũng mập mờ khó hiểu trong vấn đề xử lý tranh chấp với TQ..
Vậy đâu khả năng thực thi và đâu là lý do để xác định các phương án mà chính quyền VN sẽ áp dụng? Và nó có khó hiểu không? Có thể đảm bảo giữ được độc lập, toàn vẹn lãnh thổ không?
Để trả lời những câu hỏi đó không dễ, nhưng hãy thử nhìn nhận một cách đơn giản các sự kiện và cách xử lý của chính quyền qua một số giai đoạn tiêu biểu. Nhìn nó ở góc độ đơn giản để đánh giá thì vẫn có không ít những lý giải sẽ sáng tỏ.
Vào giai đoạn trước 1975, các tài liệu truyền thông từ chính quyền Việt Nam tràn ngập các ca tụng về quan hệ "lịch sử" Việt-Trung với toàn những hình ảnh, ngôn từ tốt đẹp, sau đó thì bắt đầu lắng dần và thay thế bằng quan hệ Việt - Xô. Đa số người dân VN lúc này đang chắm chúi vào chuyện cơm gạo sau bao nhiêu năm chiến tranh Bắc - Nam. Công cuộc tuyên truyền về "cuộc chiến thần thánh"; "đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào" nhằm che đi cái bản chất thật là một cuộc nội chiến, anh em chém giết lẫn nhau.. nên chả mấy ai quan tâm chính trị, quan tâm những thay đổi trong giọng điệu tuyên truyền của nhà nước. Nó đã khiến người dân miền Bắc mang nặng cái ám ảnh về đế quốc Mỹ tàn bạo và tham lam, luôn sẵn sàng đánh chiếm thuộc địa bất cứ lúc nào.. Đó là lý do khi cuộc chiến 1979 nổ ra bất ngờ, hầu hết đều có chút hoảng hốt do dư âm cuộc không kích Mùa hè đỏ lửa mấy năm trước (1972) và đoán ngay là Mỹ đánh (!) Hoang tưởng này chi chấm dứt khi chính quyền chính thức thông báo là "TQ phản bội, bất ngờ xâm lược Việt Nam" , đồng thời cả nước mới nháo nhào vì Lệnh tổng động viên cho chiến tranh!.
Cái gọi là "bài học" mà TQ muốn dạy cho VN ở cuộc xâm lược này thực chất là trả đũa chính sách "đu dây" của chính quyền Hà Nội khi ngả qua Liên Xô, thoát ly sự kiềm tỏa của TQ, đồng thời thực hiện toan tính thâu tóm VN rất rõ ở động thái xua Pôn Pốt đánh mặt biên giới Tây Nam rồi tập trung quân chính quy đánh ở phía Bắc, tạo thế gọng kìm. Một chiến thuật thể hiện một âm mưu xâm lược lớn hơn, thâm độc hơn rất nhiều. Nó đã được chuẩn bị từ lâu nhưng chỉ là phía chính quyền Việt Nam cố tình che dấu, lờ đi mà thôi.
Về phía Trung Quốc, động thái thăm dò dư luận quốc tế và vận động tuyền truyền về Việt Nam là một nước xâm lược Campuchia lộ rất rõ trong chuyến công du một loạt nước trên thế giới của Đặng Tiểu Bình thể hiện một quyết tâm tấn công Việt Nam tới cùng. Nhưng điều bất ngờ mà có lẽ Trung Quốc lúc đó hoàn toàn không tính hết là: Dù mới trải qua một cuộc chiến ác liệt, tài lực kinh tế của Việt Nam tuy cạn kiệt nhưng dòng máu kiên cường vẫn chảy trong trái tim mỗi người Việt Nam. Quân đội Việt Nam lúc đó vẫn giữ được cái tinh thần sẵn sàng hi sinh cho Tổ quốc, khói lửa chiến tranh chưa kịp phai mùi trên mỗi người lính. Phản ứng gần như tức thời của nhân dân, binh lính Việt Nam đã tạo ra cái bất ngờ xoay chuyển cục diện, khiến âm mưu thôn tính Việt Nam phá sản! Chẳng qua vấp phải sức chống trả mạnh hơn điều nhà cầm quyền TQ ngờ tới từ đạo quân vẫn còn hăng máu sau cuộc chiến 1975 chưa lâu đã buộc nhà cầm quyền TQ phải dừng lại tính toán phương án khác.
Chính sách đối ngoại thì thiếu thiếu chiến lược lâu dài, chính sách đối nội thì tham lam quyền lực được điều hành bởi một bộ máy lãnh đạo vốn không có những kiến thức sâu sắc trong cả chính trị lẫn dân sự khiến Việt Nam rơi vào những lựa chọn sai lầm khủng khiếp. Hậu quả để lại là cuộc chiến với TQ 1979 làm chết hàng chục vạn người dân và binh lính. Kinh tế chỉ chắm chúi vào nền nông nghiệp lạc hậu khiến VN chính thức đi vào lối mòn: Bám bíu, đuổi theo cái bóng ảo tưởng của CNXH để làm định hướng tư tưởng. Tiềm lực kinh tế, tốc độ phát triển vì vậy ngày càng tụt hậu so với các nước trên thế giới.
Vào giai đoạn sau 1979, ít ai để ý đến một phát ngôn khác của phía TQ trong chuyến đi Mỹ của Đặng Tiểu Bình và chuyến giao lưu giữa hải quân TQ và Hạm đội 7 của Mỹ. Có lẽ đây mới là điểm khai mở nhận thức độc chiếm Biển Đông thật sự của TQ, hoặc ít nhất thì lúc này chiến lược Biển Đông mới có cơ hội được quan tâm, thể hiện rõ rệt. Việc tiến đánh và chiếm giữ Hoàng Sa 1974 trước đó nhiều khả năng chỉ là hành động trước mắt, thể hiện chiến lược nhắm đối phó hạm đội Mỹ lấn sâu vào vùng biển này nhiều hơn là một chiến lược dài hơi như hiện nay. Vì nếu đã nằm trong âm mưu của chiến lược dài hạn, TQ đã hoàn toàn có thể chiếm trọn luôn Trường Sa vào lúc đó. Động thái tàn bạo của TQ cùng với phản ứng không rõ ràng của Liên Xô, trong cuộc chiến 1979 khiến BCT của Việt Nam nhận ra cái gọi là "tình đồng chí cộng sản" trong phe XHCN thật ra không đáng tin cậy. Sự đố kỵ với thể chế tư bản, dân chủ.. cùng tham vọng xây dựng một đế chế quyền lực theo kiểu riêng mình có lẽ là những lý do chính khiến các lãnh đạo chóp buc của VN tiếp tục đi vào một sai lầm chết người khác: Lựa chọn tuyên bố phát triển theo hướng một quốc gia trung lập. Các chuyến đi dồn dập tới Thụy Sĩ, Đan Mạch, Australia, Canada, Ấn Độ.. những năm đó được thể hiện trên truyền thông, báo chí phản ánh phần nào lý giải cho nguyên nhân dẫn đến lựa chọn này.
Điều mà các lãnh đạo VN đã không nhận thức được chính là vị trí địa chính trị của VN khác hẳn với các nước trung lập khác trên thế giới mà họ muốn học theo. Nó không cho phép Việt Nam đứng ngoài các tranh chấp để tạo ra ảnh hưởng địa chính trị của các nước lớn trên thế giới. Liên Xô chỉ ủng hộ vì muốn một bàn đạp để đối phó với TQ khi cần, TQ chỉ cần VN để vươn tay tới các nước vùng Đông Nam Á, và giờ đây là tranh chấp vị trí chiến lược biển toàn cầu của các cường quốc với sự đan xen các quyền lợi liên quan cả thế giới. Trong đó nổi bật nhất là cuộc cạnh tranh nhằm kếm tỏa lẫn nhau giữa Mỹ và TQ.
Trong thế giới đa cực, TQ biết rõ rằng một cuộc chiến tranh xâm lược bằng vũ trang theo phương thức xưa cũ không còn phù hợp. Một mặt âm thầm tập trung phát triển kinh tế, âm thầm tranh thủ mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới. TQ khôn khéo thay đổi chiến thuật với VN và các nước nhỏ bằng những tính toán đầy chiến lược.
Thất bại của cuộc chiến 1979 được TQ nuốt giận bỏ qua, không tính tới một cuộc chiến tổng lực như họ từng đe dọa.Nhằm đối phó với ảnh hưởng của Mỹ ngày càng tăng ờ Đài Loan, TQ tiến hành một cuộc chiến chớp nhoàng ở quy mô nhỏ để chiếm một số đảo ở Trường Sa 1988. Vừa đủ để thực hiện được mục đích, vừa đủ để không đẩy VN vào một phản ứng quyết liệt khi mà nhận thức của các lãnh đạo VN vẫn chưa nhận ra hết vai trò chiến lược của Trường Sa - Hoàng Sa. Có thể cuộc chiến ở Trường Sa lại tạo ra một bất ngờ mới mà TQ cũng không lường trước là VN lại tha thiết đàm phán bình thường hóa quan hệ hai nước một cách đến mức bất bình thường, sau khi vừa bị đòn đau từ cuộc chiến 1979 và 1988 đến vậy. Nó vô tình trở thành quân bài tăng sức ép để TQ mặc cả với VN trên bàn đàm phán bình thường hóa quan hệ Việt - Trung vào 1990, chỉ 2 năm sau một cuộc chiến đẫm máu, man rợ tột cùng trên biển !
Chính quyền Việt Nam, chơi vơi khi bị quốc tế quay lưng trong cuộc chiến Campuchia, choáng váng trược cuộc chiến 1979, 1988 với TQ đã hoàn toàn lú lẫn, hoảng loạn để sẵn sàng cúi đầu trước bất cứ điều kiện nào từ TQ !
Nếu tinh ý, người ta sẽ dễ ràng thấy giai đoạn 1988-1990, truyền thông TQ đã công khai bức Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 để biện minh cho cuộc chiến ở Trường Sa. Hé lộ một phần những bí mật chính trị Việt - Trung ở phía sau mà chính quyền CSVN thực hiện nhưng nhân dân không hề hay biết. Sau 1990 (tức là sau Hội nghị Thành Đô), truyền thông TQ lại im bặt mọi thông tin mà trước đó họ làm ầm ĩ mỗi ngày.
Hội nghị Thành Đô 1990 - Bình thường hóa quan hệ Việt - Trung |
Từ đây, VN chính thức rơi vào vòng xoáy quay cuồng bởi sự chi phối của TQ. Nỗ lực tìm kiếm sự ủng hộ từ các nước phương Tây mà điển hình là Mỹ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào thời kỳ khủng khoảng kinh tế 2006-2007 không thành công đã đẩy Chính phủ VN ngả hẳn vào tay TQ, đồng thời tự tra tay vào cái còng tù đày bởi gói viện trợ 20 tỷ USD cùng cam kết cho vay 100 tỷ USD, giải ngân trong 10 năm chính thức đánh gục mọi ý thức đối kháng từ VN. VN chính thức trở thành con rối trong cuộc chơi của TQ. Cơ hội độc chiếm biển Đông đã có hội đủ các điều kiện, cho phép TQ mạnh tay tiến xuống phía Nam từ biển. Nó không chỉ là mục tiêu tìm kiếm nguồn năng lượng, nó là quân bài tẩy để TQ đặt lên bàn đàm phán với Mỹ, Nga, Nhật, Ấn.. cuộc chơi phân chia ảnh hưởng địa chính trị từ quyền lực biển.
Bằng cách này, cách khác. TQ đã đưa được chính quyền VN vào thế không thể không thần phục!
Để tìm kiếm lá bài đối trọng với TQ ở biển Đông, đương nhiên Mỹ phải có những tính toán và có hành động sao cho có lợi nhất với Mỹ. Việc truyền thông VN tỏ vẻ mừng rỡ trước những động thái của Mỹ cho thấy chính quyền VN lại đang dấn sâu vào một nhận thức ảo tưởng: Mỹ sẽ sẵn sàng chìa tay cho VN để giải quyết mối đe dọa từ TQ !
Cỗ máy truyền thông chính thống nhà nước VN đang vận hành tối đa để lấp liếm, trấn an dân chúng bằng những lý giải cho một phương án "tốt nhất" và những cam kết bảo đảm bảo vệ chủ quyền, nhưng vẫn giữ được quan hệ với TQ thật ra chỉ nhằm dọn đường cho một lý giải nhằm thoái thác trách nhiệm trước dân tộc khi viễn cảnh mất toàn bộ chủ quyền trên Biển Đông của VN là không tránh khỏi !
Việc tăng cường các biện pháp đưa ngư dân tham gia cuộc tranh chấp lộ rõ tính toán hết sức vô trách nhiệm: Đẩy trách nhiệm bảo vệ chủ quyền vào tay dân trong khi các lực lượng quân sự, chấp pháp không có bất kỳ biện pháp nào tỏ ra cứng rắn cũng như không có một phát ngôn chính thức, minh bạch nào của lãnh đạo Đảng CSVN.
Tính toán này đặt VN vào cuộc phiêu lưu mới, nó buộc người dân VN phải đối mặt với cuộc chiến khi bị tước đoạt mất vũ khí mạnh nhất là sự đoàn kết bởi những trấn áp, chia rẽ do rối rắm thông tin, do những mệnh lệnh trói buộc tương tự cuộc chiến Gạc Ma 1988.
Cuộc chiến Gạc Ma 1988, những người lính VN đã không được phép nổ súng do lệnh của cấp trên, không được trang bị những vũ khí và sự hỗ trợ lẽ ra phải có để lặng lẽ phơi mình trước làn đạn của quân TQ. Máu và thân xác họ vĩnh viễn vùi chôn tại đó, vong linh của họ ngậm hờn nhìn TQ đặt lên xương cốt họ những công trình quân sự mà không thể phản kháng, xoáy sâu vào nỗi đau của lương tri những người vì dân vì nước.!
Những chiến sĩ Việt Nam phơi mình trong làn đạn của TQ ở Gạc Ma 1988 |
Thái đô và chính sách nửa vời của lãnh đạo nhà nước CSVN trong ván bài lớn này chắc chắn sẽ dẫn người dân vào cuộc đổ máu, hi sinh tính mạng cho mưu toan quyền lực ích kỷ một nhóm lãnh đạo.
Chỉ cần một lựa chọn hành động sai lầm nhỏ trong mớ hỗn độn các luồng tư tưởng trong nhân dân cũng có thể đẩy đất nước tới con đường diệt vong. Sự im lặng, niềm tin mơ hồ vào sách lược của bộ máy lãnh đạo cũng sẽ dẫn đất nước đến kết cục bi thảm không lối thoát.
Không có bất cứ một chỉ dấu nào minh bạch từ chính quyền liên quan đến quan hệ Việt - Trung mà chính quyền hiện nay đã thực hiện. Không ai biết các lãnh đạo chóp bu đã và sẽ tiếp tục có những thỏa thuận ra sao với TQ ngoài chính họ, kể cả những sai lầm lẫn cố ý! Nhưng có một điều rất rõ ràng: TQ cần ở VN hai thứ là Biển Đông và một chính quyền mà TQ có thể sai khiến được !
Hơn lúc nào hết, người dân VN cần tự tìm câu trả lời cho câu hỏi: Đoàn kết hay là chết ?! Nhân dân VN không thể buông bỏ trách nhiệm của mình với con cháu, với tương lai, chán nản trước những thách thức từ khó khăn trước mắt. Những người dân không còn lòng tin vào chế độ phải có lòng tin vào chính mình, tin vào nhau mới có thể tạo ra lối thoát cho đất nước, và đó chính là lối thoát duy nhất!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét