Trong lịch sử xứ Việt Nam thì đấu tranh bất bạo động không phải là quá lạ lẫm. Cụ Phan Chu Trinh thời Pháp thuộc cũng có tư tưởng đấu tranh này, vận động đòi giảm sưu thuế cho dân bằng biểu tình ôn hòa, gửi kiến nghị.v.v..
Gần đây, chúng ta lại hay nghe lại cái thuật ngữ "BẤT BẠO ĐỘNG". từ phong trào dân chủ đang manh nha hình thành.
Chúng ta không thể phủ nhận: Xu hướng dân chủ là xu hướng tất yếu của phát triển xã hội. Tuy nhiên, điều đầu tiên chúng ta phải hiểu: Dân chủ là thể chế chính trị mà trong đó người dân được tham gia, được phúc quyết những vấn đề liên quan đời sống của cá nhân mình và cả cộng đồng trong quốc gia. Đó là quyền dân chủ. Ta thấy nó được thể hiện nhiều hơn ở thể chế đa nguyên mà điển hình là ở các quốc gia phương Tây. Nhưng nó hoàn toàn không nhất thiết nó phải gắn liền với hình thức, danh nghĩa chế độ đó thế nào cả.
Ngay trong lịch sử Việt Nam: Thời nhà Trần đã có một dấu ấn rất rõ về dân chủ. Đó chính là sự kiện Hội nghị Diên Hồng, một sự kiến đánh dấu một mốc son rực rỡ trong lịch sử chống lại quân xâm lược phương Bắc. Trong thể chế quan chủ lập hiến ở Thái lan; Nhật Bản, vấn đề dân chủ cũng được thể hiện rất rõ.. Như vậy: Dân chủ có thể hình thành và tồn tại ở mọi hình thức tổ chức nhà nước.
Nhìn lại chế độ Cộng sản, về lý thuyết và mô hình.. có vẻ quyền dân chủ được xây dựng khá đầy đủ, thậm chí là có thể đầy đủ hơn rất nhiều thể chế khác. Tuy nhiên, kể cả Liên Xô, ngọn cờ và thành trì một thời của khối cộng sản. Dân chủ đã bị biến tướng và bóp nghẹt hoàn toàn với khái niệm "tự do trong khuôn khổ". Trong cái "khuôn khổ" mà các nhà nước cộng sản xây dựng. Giai cấp cai trị giành trọn mọi quyền quyết định và cả quyền phúc quyết trong mọi vấn đề. Về lập pháp, thể chế cộng sản cũng có Quốc hội, cũng quy định Quốc hội là cơ quan lập pháp có quyền lực cao nhất. Nhưng vai trò lãnh đạo lại được xác định do Đảng cộng sản nắm giữ vai trò tuyệt đối (!) Đây chính là nguyên nhân khiến quyền dân chủ bị trói lại, tập trung vào tay giai cấp cai trị. Ở đó, Quốc hội chỉ được xây dựng, phúc quyết những nội dung mà Đảng cho phép ! Vai trò của người dân bị gạt qua một bên. Điển hình cụ thể là cơ chế xây dựng hệ thống quản lý nhà nước của Việt Nam.
Ở Việt Nam, Điều 4 Hiến pháp khẳng định vai trò độc tôn của Đảng công sản. Tổ chức của Quốc hội được ĐCS vô hiệu hóa hoàn toàn bằng cách tổ chức quy trình bầu, lựa chọn đại biểu Quốc hội thông qua các tổ chức ngoại vi của Đảng như: Đoàn thanh niên, Mặt trận tổ quốc, Cựu chiến binh, Hôi phụ nữ, Doanh nghiệp.v.v. Từ đó, các Đại biểu Quốc hội trên thực tế đều là Đảng viên của Đảng, không qua vận động và bầu cử thực sự của người dân - Người dân chỉ làm động tác duy nhất: CHỌN AI TRONG SỐ NHỮNG NGƯỜI ĐÃ ĐƯỢC ĐẢNG CHỌN (!)
Cơ cấu xây dựng bộ máy chính quyền các cấp cũng tương tự như vậy!
Cũng chính vì phương cách tổ chức "đá cả hai sân" như vậy. Đảng cộng sản đã tạo nên một chế độ tập trung quyền lực tối cao vào một nhóm người, tương tự như chế độ quân chủ phong kiến. Quyền lực tuyệt đối nảy sinh sự ngạo mạn, cố chấp và tham muốn không bao giờ thỏa mãn đã khiến cho bộ máy cai trị ngày càng sa vào những sai lầm do không có sự thay đổi tư duy, trình độ quản lý một cách kịp thời. Lực lượng kế thừa bị ràng buộc bởi nguyên tắc thế hệ trước nên ngày càng thiếu hụt không chỉ về trình độ thực tiễn mà còn sa sút cả đạo đức do quy luật hưởng thụ có sẵn dễ ràng từ trước.
Đối với giai cấp bị trị, là đa số nhân dân thì vấn đề phát triển ý thức hệ phụ thuộc vào các tác động mang tính ngẫu nhiên, nhưng giao thoa từ yếu tố khách quan chứ khó có cơ hội tiếp cận những tư duy khác với tư duy do giai cấp cai trị định hướng cho họ. Một số trong đó may mắn có cơ hội tiếp cận với các luồng tư tưởng khác sớm hơn nhờ vào du học, quan hệ giao lưu khác. Họ dễ ràng nhận ra những lỗ hổng trong vấn đề pháp trị, quyền con người, nhu cầu của số đông nhân dân.v.v. Đây chính là các hạt nhân của các phong trào dân chủ, phong trào đấu tranh khác nhằm thay đổi chế độ. Cuộc đấu tranh giữa một tầng lớp có tri thức mở nhưng lại thiếu kinh nghiệm chính trị, đối đầu với giai cấp thống trị không có nhiều trí thức mở nhưng lại dày dạn về thủ đoạn chính trị, nắm trong tay nhiều phương tiện: Sức mạnh, kinh tế, hệ thống an ninh hoàn thiện, đương nhiên sẽ luôn phải trải qua một giai đoạn giằng co hết sức khó khăn!
Do xu hướng liên kết chính trị toàn cầu, bản chất đấu tranh dân chủ là đấu tranh ý thức hệ, từng bước chuyển hóa chế độ bằng các đấu tranh từng bước hoàn thiện luật pháp nên lực lượng dân chủ cánh tả luôn không thể dùng phương thức đấu tranh vũ trang. Ở một số quốc gia có tiền đề đặc thù, cuộc đấu tranh dân chủ được áp dụng bằng đảo chính với sự tham gia của lực lượng quân đội, nhưng thương vong sinh mạng luôn không đáng kể như các kiểu đấu tranh giành quyền lực trước đây.
Hầu hết, các thủ lĩnh đấu tranh dân chủ và bất bạo động đều phải là những người dám dấn thân, chấp nhận tù tội, thậm chí cả hi sinh tính mạng trong thời kỳ phong trào sơ khai. Chính sự dấn thân đó trải qua thời gian, tạo nên sức lan tỏa bởi thông tin, dần thức tỉnh số đông người dân là động lực tạo nên sức mạnh cho phong trào dân chủ thành công sau này. Luther King và Gandi cũng
từng phải ngồi tù trước khi bước đến thành công. Nhìn lại và so sánh các gương mặt đã và đang đấu tranh dân chủ tạm nổi tiếng ở Việt Nam hiện nay, có gì giống và khác
nhau giữa họ?
"Bất bạo động" của Luther King được hậu thuẫn bởi một phần từ giáo dân với đức tin Thiên Chúa - Ông là Mục sư dòng Baptist - và được ủng hộ bởi niềm tin tôn giáo nhiều hơn là chính trị của người dân xứ Lục địa Đen. Tuy nền văn hóa rất thấp nhưng ý thức được rằng sự đoàn kết và lòng tin sẽ tạo nên chiến thắng. Vì thế, Luther King thuyết giáo và kêu gọi đấu tranh thì hàng ngàn, hàng vạn người lắng nghe và đông tâm ủng hộ. Mahatma Gandi cũng vậy, cái tâm, cái đức và lòng kiên định không mệt mỏi của ông đậm nét vô vi của Phật giáo. Từ đó, thành công có được là từ niềm tin chiến thắng, sức thuyết phục bởi sự bền bỉ của lòng tin vào lẽ công bằng của ông đã truyền sức mạnh cho nhân dân chứ chưa hẳn là vì tính từ bi nhân đạo, không muốn con người phải đổ máu hay là những lý luận dân chủ rối rắm!
Còn ở VN, trong một xã hội mà người ta ra đường tranh nhau từ tờ bạc lẻ ai đó đánh rơi, so đo kèn cựa nhau từng cái bờ ruộng, cọng rau. Chính quyền cộng sản đã sớm nhận ra cái mối nguy hiểm liên quan tôn giáo nên họ đã triệt để thực thi viêc bức tử tôn giáo chính thống. Một mặt ra sức tuyên truyền chủ nghĩa duy vật biện chứng, một mặt dựng nên cái bình phong chống mê tín dị đoan, đưa tôn giáo chính thống vào mục tiêu phải thanh trừng ngay từ đầu. Sau đó tự họ xây dựng một hệ thống tôn giáo mới mà ngày nay thường gọi là "tôn giáo quốc doanh" ! Sự tàn phá tôn giáo - mối liên kết giải quyết các mâu thuẫn trong quan hệ con người với con người - đã làm gia tăng loại ý thức hệ mang đậm chủ nghĩa cá nhân vị kỷ. Tạo ra ý thức buông xuôi, thụ động, gần như bàng quan hoàn toàn về chính trị.. khiến cho con đường thức tỉnh đám đông càng khó khăn hơn. Dễ dẫn tới nhụt chí hơn rất nhiều so với các nhà cách mạng dân chủ tiền bối.
Hãy lấy một vài ví dụ và phân tích vài cái tập quán đã và đang hình thành làm dẫn chứng:
Ở xứ Tàu xưa còn lưu truyền lại chuyện hai nhà thuyết khách là Trương Nghi và Tô Tần thời Chiến quốc. Một ông dùng miệng lưỡi du thuyết để các nước liên kết với nhau để chống lại âm mưu bá chủ - Liên tung - Một ông lại cũng dùng cái lưỡi mà xúi các nước tranh thủ thời cơ mà phất lên, từ đó nảy sinh chia rẽ - Liên hoành - Cái ông chủ xướng Liên tung thì đi du thuyết trong bộ dạng một kẻ sĩ nghèo mang tâm huyết muốn cho người nghe tin rằng mình muốn mọi người cùng chung vinh quang, thành đạt. Người chủ xướng Liên hoành thì áo mão xênh sang, vàng bạc chất theo xe làm mồi lo lót, mua chuộc, khiến cho cái lòng tham và sự ích kỷ trỗi dậy mà nên chuyện.
Ý thức người dân Việt Nam ngày nay cũng đậm chất ba phải như vậy. Nó thể hiện rất rõ ở các nhóm luôn tìm cách kêu gọi xây dựng lực lượng, nhưng lại luôn tìm cách triệt hạ lẫn nhau nhằm tìm tới cái lợi trước mắt. Hầu hết rất dễ dàng bị lôi kéo theo cả hai khuynh hướng này, vấn đề là bên nào có sức lôi kéo thuyết phục hơn mà thôi.
Chưa nói đến tương lai, chỉ nhìn vào hiện tại phong trào dân chủ hiện nay, những phe nhóm, cá nhân khi mang danh đấu tranh dân chủ và cổ vũ đấu tranh theo thuyết bất bạo động ở Việt Nam, tài và lực chưa tới đâu nhưng đã vội vàng manh nha tư tưởng toan tính riêng, đố kỵ và cạnh tranh nhau bằng những thủ đoạn. Nhiều nhóm chủ trương vào kích động đấu tranh trực diện là chinh chứ hoàn toàn không tập trung vào vấn đề mang tính nguyên tắc của đấu tranh dân chủ: Phản biện luật pháp.
Chính trị và dân chủ như vậy thì vận mệnh nước Việt còn xa với với cái gọi là dân chủ đích thực lắm!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét