Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 9 tháng 5, 2014

TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC - BÀI TOÁN KHÓ CHO CHÍNH TRỊ VIỆT NAM

Trước hểt: Phải thẳng thắn nhìn nhận việc TQ đưa giàn khoan cùng tàu chiến vào rất sâu vùng biển VN là hành vi xâm lược trắng trợn! 

Cách hành xử trong cuộc tấn công này không chỉ thể hiện kiểu bá quyền nước lớn quen thuộc. Mà nó còn thể hiện một âm mưu thâm độc được tính toán với một kể hoạch hểt sức hoàn hảo.! 
Thái độ im lặng của các quan chức cấp cao VN, động thái phớt lờ từ phía TQ đã và đang đặt chính quyền VN, đặt mọi toan tính chính trị ở VN vào thế bị động hoàn toàn.
Hãy thử đặt ra các tình huống và phân tích:
TQ chưa chính thức nổ súng. Nhưng với tương quan Việt-Trung. Giàn khoan TQ chắc chắn vẫn không rút cho đến khi hoàn thành nhiệm vụ của nó. TQ không chỉ dùng giàn khoan để tìm kiếm dầu mỏ. Mục tiêu của nó là giúp TQ xác định chủ quyền đường lưỡi bò bấy lâu này TQ muốn có! Cách duy nhất ngăn chăn được là trừ khi phía Việt Nam quyết định nổ súng trước. Châm ngòi một cuộc chiến quân sự thực sự.
Kịch bản nổ súng là kịch bản mà có lẽ phía TQ mong muốn hơn cả, vì điều đó cho TQ cơ hội bằng vàng để TQ hoàn thành đường lưỡi bò, ôm trọn biển Đông dễ ràng nhất. Trong khi vẫn có lối thoát cho việc giữ gìn ổn định trong nước bằng chính trị.

Đường lưỡi bò chỉ hiện thực khi không có sự chống đối, ngăn trở bắng vũ trang từ VN. Có điều chắc chắn đây không phải là lựa chọn ưu tiên của Hà Nội. Mọi kịch bản khác, TQ đều sẽ phải tính đến các lý giải cho lối thoát sau này, dù muốn hay không.khi TQ phải đối mặt với áp lực nhất định từ quốc tế. Trong khi TQ không có bất kỳ yếu tố hợp pháp nào theo thông lệ quốc tế. Lối thoát ấy phải đồng thời có thể giữ được chính quyền VN trong tay mình. Phục vụ cho kể hoạch khác sau này.

Vậy các tình huống và kịch bản nào có thể xảy ra từ cuộc xung đột này?
Có người nhận định thế này: Nếu có một cuộc biểu tình chống TQ đủ lớn, lực lượng đủ hình thành khả năng đe dọa tới tồn tại của chế độ thì chính quyền Hà Nội sẽ lấy đó làm cái cớ để "mặc cả" với Bắc Kinh đòi rút giàn khoan.(!)

Có vẻ nhận định này có lý. Nhưng theo tôi không thực tế. Đảng CSVN có hàng chục tổ chức ngoại vi. Nếu muốn, họ có thể dễ ràng tổ chức một cuộc biểu tình quy mô lớn. Thông qua các tổ chức ngoại vi, chính quyền VN vẫn tránh được tiếng ra mặt chống lại Bắc Kinh, đồng thời vẫn kiểm soát được an ninh cho chế độ. Cần gì phải mượn tay các nhân sĩ và hội nhóm dân sự đứng ra như tin tức đang lan truyền mấy hôm nay?
Nếu tin đó là thật. Đề nghị này đặt các nhân sĩ yêu nước, các hội nhóm dân sự vào rất nhiều khó khăn để lựa chọn: Tổ chức dù ở bất cứ hình thức, quy mô nào cũng đều bị lợi dụng, đều phơi bày thực lực và các gương mât nòng cốt Trong khi VN vẫn chưa có luật biểu tình. Các cuộc xuống đường tự phát từ trước tới nay đều bị coi là bất hợp pháp, bị trấn áp thẳng tay. Điều gì sẽ xảy ra sau khi Hà Nội và Bắc kinh dàn xếp xong vụ này?
Nếu các nhân sĩ và hội nhóm dân sự không tổ chức biểu tình thì chính quyền sẽ được dịp tuyên truyền rằng: Các nhân sĩ, hội nhóm chỉ âm mưu này khác chứ không thật sự yêu nước.! Dọn đường cho các trấn áp sau này dễ ràng hơn(!) Bất lợi luôn nghiên về phía các lực lượng có xu hướng đấu tranh dân chủ.

Với chính quyền hai bên thì sao?
Về phía TQ: Ý đồ độc chiểm biển Đông thì không cấn bàn cãi. Với sự chuẩn bị công phu lâu nay. Chắc chắn TQ đã có đủ các kịch bản cần thiết để thực hiện. Bằng cách đưa giàn khoan và tàu quân sự đi theo, với lợi thế hơn hẳn về phương tiện, khí tài. Rõ ràng VN không thể nào đẩy đuổi, ngăn chặn được ngoài cách nổ súng nếu muốn thể hiện quan điểm kiên quyết bảo vệ chủ quyền! Nếu nổ súng. TQ không chỉ chiến thắng dễ ràng trên biển với ưu thế vượt trội về sức mạnh mà ngay cả trên đất liền, chỉ riêng với hàng trăm ngàn thanh niên TQ dưới danh nghĩa công nhân, hàng ngàn khu vực dự án do người TQ quản lý ở khắp nơi, buộc lực lượng an ninh và quân đội phải căng ra đề phòng cũng đủ để không còn bao nhiêu khả năng chiến đấu(!) Trong lúc Mỹ đang lo sát cánh cùng NATO đối phó với Gấu Nga trong cuộc khủng hoảng Ucraina thì đây là thời điểm tốt nhất để TQ lấn luôn vùng tranh chấp với Philipin, Đài loan ở Biển Đông! Sau khi đánh bại sự ngăn trở của VN. Nên lưu ý: TQ muốn có đường lưỡi bò hơn là dải đất liền của VN, vì đường lưỡi bò có giá trị lớn hơn nhiều lần, trong khi đất liền VN, muốn chiếm thì gặp đủ thứ rắc rồi và là một cuộc chiến với hơn 80 triệu dân chắc chắn không có gì thú vị. Mặt khác, hoàn thành đường lưỡi bò thì VN phải tự nhiên lệ thuộc toàn phần, không cần phải đánh (!)
Nếu Hà Nội không nổ súng, đương nhiên TQ sẽ tiếp tục chiêu bài cũ: Tiếp tục lấn tới đển khi nào xong toàn bộ vùng lưỡi bò! Phương án nào TQ cũng giành được lợi thế.

Đến đây, chúng ta có quyền đặt một nghi vấn: Phải chăng chính quyền Hà Nội đã bị mắc chính cái tai vạ: Bị mặc cả trên lưng tương tự Hội nghị Thành Đô 1990 đối với Campuchia? Trong khi đến giờ chỉ có Mỹ lên tiếng, lặn lội cử chính khách tới Hà Nội. Trong khi Nga - một đồng minh lâu đời và có nhiều ràng buộc kinh tế với VN nhưng hoàn toàn im lâng? Thậm chí đang có kế hoạch tập trện với TQ trên Biển Đông!
Về đối nội, phía chính quyền VN ở Hà Nội: nếu không ngăn chặn được cuộc xâm lược bằng giàn khoan này. Đảng CSVN sẽ không thể nào biện minh được cáo buộc bán nước khi trong bao nhiêu năm qua đã dùng mọi cách che giấu, biện minh cho các hành động liẽn quan chính sách với chính quyền Bắc Kinh!
Giả sử giả thiết Đảng CSVN thà mất nước chứ không mất Đảng là có thật. Tôi cho rằng khó có mặc cả nào có lợi cho TQ hơn đường lưỡi bò ở Việt Nam(!) Lựa chọn của người dân khi bị đẩy vào thế đối đầu với chính quyền có yếu tố TQ thì kết quả ra sao không có gì khó đoán!
Như vậy: Kịch bản nào tồi tệ nhất cho TQ mà tốt nhất cho giải pháp chính trị ở VN trong thời điểm này?

Về phía chính quyền. Tôi tin có không ít các phương án mặc cả đang được đặt ra. Về phía lực lượng dân chủ non trẻ không dễ ràng lựa chọn được phương án có lợi an toàn trước một thế cờ quá hiểm ác!
Hiểm họa mất nước và con đường tương lai cho Việt Nam có lẽ sẽ gắn liền với sự kiện này!


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét