Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 28 tháng 8, 2014

PHIÊN TÒA ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ VỚI NHỮNG CÁI NHẤT & HẬU VỤ ÁN CAO LÃNH

Phe "lề trái" lại một phen "lên ruột" bởi phiên tòa xét xử ba người: Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh. Mức án 3 năm, 2 năm và 2 năm rưỡi cho lần lượt từng người có thể nói là gây sốc với đa số.
Bà Bùi Thị Minh Hằng và Chị Nguyễn Thị Thúy Quỳnh tại phiên tòa ngày 26/08/2014

Có thể nói đây là  một phiên tòa công khai, với những kịch tính kỳ lạ bậc nhất trong lịch sử tư pháp của chế độ. Vụ án xét xử những người với tội danh có thể nói xưa nay được coi là loại vụn vặt bậc nhất: "Gây rối trật tự công cộng" - Vụn vặt vì thông thường, các vụ án bị truy cứu tội danh này thường là xử phạt hành chính, cảnh cáo. Trừ trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng, hay tái phạm nhiều lần., trong trường hợp loại trừ này thì ý nghĩa án tù là dành cho nội dung xử phạt áp dụng cho "hậu quả nghiêm trọng; tái phạm nhiều lần.." kèm theo chứ không phải cho tội danh chính thức - Vi phạm các thủ tục tố tụng hình sự một cách công khai nhất; Chính quyền hành xử thô thiển bặc nhất; Ảnh hưởng tiêu cực tới hệ thống pháp luật bậc nhất... từ trước tới nay !

Bản án nặng tay với kịch bản dàn dựng vụng về nhất.
Với mức án đã tuyên. Rõ ràng Tòa án Đồng Tháp đã cố ý xử phạt thật nặng ba người này và lý do thật sự thì ai cũng biết là do những hoạt động tham gia biểu tình chống Trung Quốc, đấu tranh dân chủ của họ trước đó ở nơi khác mà chính quyền chưa có điều kiện để trừng phạt. Phiên tòa được thông báo là xét xử công khai, nhưng lại cấm người dân tới xem. Cho lực lượng CA bắt giam nhân chứng của bị cáo nhưng khi Luật sư yêu cầu hoãn xét xử thì không đồng ý, tiếp tục xét xử  chỉ có các nhân chứng do chính quyền đưa đến. Nói cách khác, toàn bộ vụ án và bản án là có sự chỉ đạo từ trên, nhưng  diễn biến thực hiện quá vụng về, thô thiển.
.
Ông Trần Văn Thường - Nhân chứng cho bên bị cáo trong giấy mời này đã bị bắt giữ tại CA Phường 1 Cao Lãnh ngày 26/08/2014.
Vậy vấn đề tại sao vụ án được xét xử và mức án nặng như vậy lại được đưa ra xét xử bởi Tòa án Đồng Tháp?
Nếu chỉ nói rằng: Do vụ án xảy ra tại Đồng Tháp thì xử ở Đồng Tháp thì sẽ rất buồn cười. Không nói đến hai người là Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh. Hoạt động của bà Bùi Thị Minh Hằng trải rộng khắp nơi. Các hành động, phản ứng của bà ở nơi khác quyết liệt và "đụng chạm" hơn rất nhiều chứ không chỉ là đang đi trên đường như diễn biến xảy ra ở Đồng Tháp. Nghĩa là việc truy cứu tội "gây rối trệt tự công cộng" đối với bà Hằng chỉ là cái cớ, cũng như cái cớ "gây cản trở giao thông" trên một con đường tỉnh lộ có mật độ giao thông thưa thớt  như bao nhiêu đường tỉnh lộ ở các miền quê khác trên khắp Việt Nam. Từ đó cho thấy: Bản án thực chất chỉ nhằm phát đi thông điệp sẽ trừng phạt cứng rắn nhất đối với những người hoạt động như bà Hằng và cả những ai đã và đang đi theo các hoạt động dân chủ như bà Hằng (!)

Những vi phạm pháp luật công khai và trắng trợn nhất.
Nhìn lại toàn bộ diễn biến đêm 25 và ngày 26/08/2014 ở Cao Lãnh. Ngay trước khi phiên tòa diễn ra, trong đêm 25 sàng ngày 26, một loạt các bạn bè, thân hữu của các bị cáo kéo về Cao Lãnh đã bị bắt giữ, sáng ngày 26/08 thì một cuộc bắt bớ dữ dội gần như khắp nơi trong nội ô Thành phố Cao Lãnh bởi lực lượng AN đủ các thành phần lên tới hàng ngàn người được huy động đã bắt giữ ước tính trên 100 người, không tính những người bị ngăn chặn từ xa ở khắp nơi trên cả nước. Điều đáng nói là: Cuộc bắt bớ đêm ngày 25 và ngày 26/08 được lực lượng AN công khai lý do là ngăn cản tới xem phiên tòa xét xử công khai ba người nói trên (!?).
Bản thân tôi, người viết bài này và rất nhiều người khác vốn dĩ chưa từng quen biết hay có liên hệ nào trực tiếp tới cả ba bị cáo trong phiên tòa, tới Đồng Tháp  cũng bị bắt giữ và giam giữ  hơn 20 tiếng - bao gồm cả thời gian bị bắt giữ từ 6h30 sáng và cưỡng chế "trục xuất" về Sài Gòn 23h30 đêm 26/08- Ngay cả các nhân chứng cho bị cáo có giấy triệu tập của tòa án hẳn hoi cũng bị bắt giữ (?). Việc này đặt ra một câu hỏi là: Tại sao chính quyền lại  để lộ ra những sai phạm nghiêm trọng một cách lộ liễu cố ý như vậy với một phiên tòa công khai?

Vụ án để lại dấu ấn bộc lộ những nguy hiểm cho chế độ cao nhất.
Nếu nhìn rộng hơn, với việc xuất hiện của các Hội nhóm và phong trào đấu tranh dân chủ, cộng với áp lực trong quan hệ quốc tế. Chắc chắn vụ án sẽ chịu những tác động nhất định trong phiên xử phúc thẩm vì cũng chắc chắn là các bị cáo sẽ kháng án.
Vậy thử suy đoán diễn biến hậu vụ án Cao Lãnh sẽ là gì?
Bất cứ ai có chút kiến thức về pháp lý, quan tâm tới những cách thực thi xét xử án của chế độ đều dễ ràng nhận ra rằng: Mức án quá nặng, tiến trình xét xử công khai bộc lộ những sai phạm.. sẽ cho phép phiên tòa phúc thẩm, thậm chí là giám đốc thẩm có cơ sơ để bác bỏ một phần hay toàn bộ kết quả sơ thẩm từ phiên tòa ngày 26/08 đã tuyên. Đây có phải là một chủ ý đã được sắp đặt trước hay không?  Tôi cho rằng: Một bản án nhẹ hơn hoặc mức án vừa đủ thời gian giam giữ cho tới phúc thẩm sẽ có cơ hội cho chế độ thanh minh rằng "vẫn khắc phục sai sót" trước quốc tế. "Luật pháp vẫn công bằng, minh bạch" đối với người dân trong nước. Đồng thời sẽ xóa đi cả cái vụ án từ không án vẫn có án như thường (!)
Việc chọn Đồng Tháp để bắt giữ vì tại đây bà Hằng có những liên hệ với các cá nhân bất đồng chính kiến, vì đây là nơi  mà chính quyền đang đau đầu bởi lực lượng Phật giáo Hòa Hảo, một tổ chức tôn giáo không chấp nhận hành đạo và đi chung với mô hình tôn giáo quốc doanh.
Về vấn đề tôn giáo của giáo phái Hòa Hảo, thật ra đã tồn tại từ trước biến cố 1975. Xét về quyền tự do tín ngưỡng, nếu chính quyền không can thiệp vào quá sâu, ép tôn giáo đi theo hướng phục vụ chính trị thì sẽ không có chuyện các tín đồ tôn giáo phản ứng lại. Chính vì cố chấp, không chịu chấp nhận sự độc lập của tôn giáo với chính trị, vô hình chung chính quyền đã đẩy tôn giáo vào bất đồng chính trị. Việc tạo ra một vụ án với những người bất đồng chính kiến như bà Hằng để xét xử ở đây, một mặt chính quyền "dằn mặt" đối tượng trước tiên là những người tôn giáo - là người ở tại địa phương -  theo kiểu: Hãy nhìn đó mà biết thân biết phận! Cũng thông điệp này tới những người bất đồng khác, nhưng thêm vào ý nghĩa: Chúng mày hãy coi chừng! Luật do tao đặt ra, tao muốn xử sao cũng được! Thông điệp này thể hiện ở việc bất chấp luật pháp, vi phạm một cách cố ý các thủ tục tố tụng như đã nêu trên.

Một mặt khác, đây cũng là phép thử "độ trung thành" của chính quyền Đồng Tháp với chính quyền TW sau bao nhiêu năm chưa xử lý được vấn đề Phật giáo Hòa Hảo. Nhân đó tập dượt cho các lực lượng AN ở đây  các phương án đối phó bất ổn trong bối cảnh chế độ chưa tìm ra lối thoát cho giải pháp "hậu định hướng XHCN". Khía cạnh này thể hiện khá rõ khi những người đến dự phiên tòa bị bắt giữ đã công khai phản đối, bày tỏ chính kiến rõ ràng nhưng không có ai bị bắt giam hay khởi tố bởi một vụ án mà họ hoàn toàn có thể dàn dựng khác. Nó tương tự việc huy động lực lượng hùng hậu để trấn áp, cưỡng chế giải tỏa trong vụ án Đoàn Văn Vươn, vụ xô xát  với giáo dân ở Hà Tĩnh.. trước đây.
Sau khi hoàn thành mục tiêu, các "chỉ huy" trực tiếp liên quan cuộc trấn áp kiểu "trận đánh phối hợp tuyệt vời" - câu mà ông Đỗ Hữu Ca, chỉ huy cuộc cưỡng chế gia đình ông Vươn ở Hải Phòng phát biểu - đã được tưởng thưởng công lao, thăng tiến và chuyển qua công tác khác thì sẽ mở lại phiên tòa phúc thẩm để cắt khỏi các liên quan trách nhiệm của họ. Một mặt đạt được các mục tiêu chính trị, một mặt thể hiện sự chia sẻ lợi ích cho các cán bộ trung thành với chế độ.
Cái gì cũng có mặt trái của nó. chiêu bài này trong đối sách AN sẽ không những không giải quyết được mâu thuẫn mà còn gia tăng sự bất mãn vì nó đụng chạm tới nhiều người hơn. Cách cơ cấu nhân sự qua các "phép thử" độ trung thành bằng các hành vi bạo lực sẽ tập trung xung quanh chế độ những cá nhân chỉ bị ràng buộc bởi quyền lợi và thế "không thể lùi" khi họ đã có những "chiến tích" đàn áp dân trước đó, tận lực bảo vệ chế độ. Nhưng khi những đối tượng này có một cơ hội hay thực lực, sẽ sẵn sàng phản bội lại chế độ để tìm kiếm quyền lợi lớn hơn. Khi muốn thăng tiến, sẽ sẵn sàng bất chấp thủ đoạn, tàn ác hơn trong thực thi quyền lực. Dẫn tới mâu thuẫn chính trị tăng cao hơn, nguy hiểm cho chế độ nhiều hơn vì chẳng có sức mạnh nào, sự tàn bạo nào qua sức mạnh của nhân dân cả.

Có vẻ như đây cũng là vụ án chỉ ra những lúng túng, thất bại trong phương án duy trì AN  của chế độ rõ nhất. Khi mà qua đó, phong trào dân chủ sẽ nhận được nhiều sự đồng cảm và gắn kết chặt chẽ hơn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét