Câu chuyện thông điệp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn APEC - Shangri-La hồi tháng 6/2013 kêu gọi xây dựng "lòng tin chiến lược" được Bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh thêm bằng cuộc trả lời trước báo giới trong nước ngày 9/6/2013: ""không để các lực lượng xấu chia rẽ quan hệ hữu nghị Việt Nam -Trung Quốc". Vốn đặt ra không ít dấu hỏi cho những ai quan tâm tới khuynh hướng chính trị của Việt Nam.
Trong thông điệp của Thủ tướng cho thấy: Chính phủ VN đặt nhiều nghi ngờ vào các hành vi của TQ xung quanh các tranh chấp ở Biển Đông. Câu trả lời của ông Thanh lại xác quyết trước sau xây dựng quan hệ hiện có với TQ. Tuy hai nội dung này không đối chọi nhau về ngữ nghĩa. Nhưng nó đặt người nghe vào ấn tượng có gì đó không thống nhất, không có chung một chiến lược ở cấp lãnh đạo cao nhất của chính quyền Viêt Nam.
Thực tế những gì đang diễn ra xung quanh việc TQ đem giàn khoan, máy bay, tàu quân sự vào sâu lãnh hải của Việt Nam hiện nay, đối chiếu với hai thông điệp trên cho thấy điều gì?
Về thông điệp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Lòng tin chiến lược mà ông kêu gọi đã không hề được xây dựng nếu không nói là bị TQ phớt lờ coi như không có !
Về thông điệp của Đại tướng Thanh: Đến giờ phút này, các lãnh đạo cao nhất của nhà nước Việt Nam chưa có bất cứ thông điệp nào chỉ ra rằng: Hành động của TQ là hành động xâm lược! Rõ ràng chính quyền TW của VN đã và vẫn kiên định duy trì mối quan hệ với TQ theo khẩu hiệu "4 tốt - 16 chữ vàng" (!)
Ở đây, chúng ta không thể và không nên nghĩ rằng: Trước cuộc xâm lược này, quân đội VN nên nổ súng bảo vệ đất nước. Vì nếu nổ súng trước, VN sẽ thua trắng nước cờ hiểm mà TQ đã bày ra.
Chú ý kỹ một chút: Ngày 15/04/2014 mới đây, chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa có một thông điệp trong hội nghị ở Đà Nẵng: "Hỗ trợ tối đa để ngư dân bám biển"! Nếu xem xét đến đối sách với cuộc "xâm lược bằng giàn khoan" từ đầu tháng 5 đến nay. Phải chăng Thủ tướng đã có ẩn ý khi đưa ra chỉ thị này? Điều quá rõ ràng: TQ đã chọn đưa giàn khoan vào thời điểm mà các dòng hải lưu khu vực Trường Sa - Hoàng Sa chảy rất mạnh mỗi khi thủy triều lên xuống. Các ngư dân VN đã rời ngư trường này di chuyển ngược ra Bắc. Dòng chảy mạnh tuy có gây khó khăn cho việc hạ giàn khoan chút ít, nhưng với sức nặng trằng trăm ngàn tấn thì không đáng kể, ngược lại với những chiếc tàu cá nhỏ, nhẹ của ngư dân thì đây là cả một vấn đề! TQ chắc chắn sẽ phải cân nhắc nếu như đưa tàu chiến vào vùng ngư trường mà ngư dân vẫn đang có mặt ở mức độ nào đó. Chắc chắn không dám hung hăng, mạnh tay đâm tàu ngư dân liên tục như đã và đang làm với các tàu thuộc các lực lượng chấp pháp trên biển như vừa qua, vì nếu đối tượng là ngư dân bị đe dọa như vậy, chắc chắn Hội nghị ASEAN vừa qua và cả thế giới sẽ phải lên án TQ chứ không chỉ là "bày tỏ quan ngại" như đã xảy ra..
Vậy tại sao chỉ thị của Thủ tướng không được áp dụng đầy đủ, khiến ngư trường Hoàng Sa - Trường Sa trống vắng? Những chiếc tàu cá thưa thớt mấy hôm nay trở lại khu vực này chịu chung số phận bị đe dọa nghiêm trọng, tài sản và sinh mạng đang ở mức rủi ro cao nhất.
Có hay không có một khác biệt, mâu thuẫn giữa các lãnh đạo cao nhất của nhà nước Việt Nam?
Câu hỏi này dễ đặt ra nhưng khó có câu trả lời được xác thực. Tuy nhiên, đáp án sẽ sớm bộc lộ nếu xem xét và đánh giá đến những lựa chọn mà TQ mong muốn.
Nhìn rộng một chút. Ngoài vấn để thể hiện sức mạnh đang lên của mình. TQ rất cần một cuộc chiến để chứng tỏ vị trí của mình. Mặt khác: Những xung đột trong nội bộ đất nước TQ mà tâm điểm lớn nhất là xung đột sắc tộc ở Tân Cương với người Duy Ngô Nhĩ đã và đang hình thành những rạn nứt nguy hiểm cho sự ổn định của TQ.
Việc một số truyền thông và chuyên gia nhận định hành động gây hấn leo thang của TQ ở Biển Đông là nhằm "trả đũa thông điệp của Tổng thống Mỹ Obama" chỉ phản ánh một khía cạnh nhỏ. Việc tranh thủ cơ hội Mỹ và NATO đang laoy hoay với cuộc khủng hoảng ở Ucraina khi phải đối đầu với Nga dưới sự dẫn dắt của một Putin đầy mưu lược để thâu tóm đường lưỡi bò trên Biển Đông. Một mối lợi khổng lồ cả về kinh tế và chiến lược sẽ giúp TQ hướng người dân tập trung váo nó hơn, tạm dẹp bỏ mâu thuẫn trong nước để hướng theo "giấc mơ TQ" mà Tập Cận Bình cùng bộ sậu của ông ta đang cố gắng đeo đuổi.
Đây cũng chính là điểm cốt tử của sự ổn định chính trị, sự tồn tại cùa nhà nước TQ lẫn VN: Tất cả đều được đặt cược trong ván bài đường lưỡi bò của TQ ! Khi cuộc cá cược sinh tử được đặt ra, rủi ro đương nhiên nghiêng về kẻ yếu! VN có quá ít lựa chọn để có thể đương đầu trong ván cá cược này.
Và dù lựa chọn và kết quả thế nào đi nữa: Sau cuộc đấu, chính thể của VN hiện nay cũng sẽ bị loại khỏi vũ đài chính trị bởi những thương tổn quá nặng sau cuộc đấu không cân sức!
Tình huống VN hiện nay vừa gần giống Liên Xô thời Gorbachrov 1990, vừa gần giống thời điểm Nhật hất cẳng Pháp tại Đông Dương 1945. Có khác chăng là VN bây giờ thiếu vắng hình ảnh một Boris Yentxin hay một Hồ Chí Minh biết nắm bắt và vận dụng thời cơ.
Lịch sử luôn có những lựa chọn theo cách riêng của nó. Tương lai VN có vẻ như khó tìm thấy ánh sáng cuối đường hầm khi lòng người vẫn bị chia rẽ ngay chính lúc lịch sử đòi hỏi sự đoàn kết hướng về phía trước!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét