Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 10 tháng 6, 2014

XÃ HỘI VIỆT NAM - NHỮNG CĂN BỆNH KHÓ CHỮA

Xã hội giống như một cơ thể thống nhất. Khi cơ thể có bệnh thì không thể mạnh khỏe, không thể làm việc và phát huy khả năng một cách hiệu quả.
Xưa kia, nghề thuốc gọi mấy căn bệnh QUÈ-MÙ-CÂM-ĐIẾC là tứ chứng nan y. Suy gẫm lại lịch sử y học thì khi con người thật ra nếu chỉ là bệnh trên cái cơ thể cá nhân con người thì những căn bệnh na y kia không phải là quá khó khăn đối với một thầy thuốc. Hầu hết nó chỉ trở thành khó chữa do bản thân bệnh nhân đã không hợp tác đầy đủ hoặc thiếu những điều kiện cần thiết để điều trị kịp thời.
Những căn bệnh "khó chữa" của xã hội cũng vậy. Nếu nhìn vào xã hội Việt Nam ngày nay, có thể thấy không chỉ tứ chứng nan y mà còn nhiều chứng khó chữa khác nữa ! Bệnh của xã hội không chữa thì người dân trong cả xã hội cũng sẽ mang những căn bệnh đó. Một xã hội lành mạnh, bền vững phải có: Kinh tế phát triển, chính trị ổn định, nhân tâm đoàn kết, quan hệ hài hòa. Trong khi đó Việt Nam thì sao?.

Một Xã hội què quặt.
Kinh tế Việt Nam, nếu nhìn bề ngoài thì thấy có phát triển. Nhưng phát triển một cách giả tạo, trải qua thời gian thi chỉ là hình thức "xẻo má bù môi" chứ không phải là phát triển thật sự. Sự bất cập ở hầu hết mọi lĩnh vực.
Nhìn gần thì những công trình, những con đường, những building, những căn hộ sang trọng, những ngôi nhà xây khang trang.. là thể hiện sự phát triển.
Những căn nhà của người dân giá chỉ một vài trăm triệu, thậm chí vài chục triệu được xây lên bằng việc đánh đổi từ việc từ bỏ cơ sở phát triển lâu dài là đất đai - tư liệu sản xuất - mà có. Nhiều hơn những căn nhà được xây dựng từ kết quả thặng dư, tích lũy trong quá trình lao động. Không thể nói những ngôi nhà được xây lên từ bán đất, từ đền bù giải tỏa đất, nhờ đất lên giá bán đi mà có là sự phát triển. Vì điều đó đồng nghĩa tương lai người dân không có tư liệu để sản xuất, không còn cái để bán thì tài sản là căn nhà đó sẽ lại sớm phải bán đi hoặc là người dân phải chịu nhiều khó khăn hơn trong cơ hội tạo dựng cuộc sống ổn định.
Cũng không thể nói những căn hộ hạng sang, những building.. được xây nên từ các khoản tiền của các "đại gia" có tiền bằng những thủ đoạn kinh doanh lừa đảo, nợ vay nợ ngân hàng, tham nhũng..v.v. là sự phát triển. Vì tất cả những khoản tiền đầu tư ấy đều có nguồn gốc được hình thành từ bòn rút từ sức lao động, tích lũy của toàn dân mà ra. Nó chỉ là hình thức móc túi của nhiều người nghèo để thành cái giàu giả tạo cho một số ít người nào đó mà thôi.
Chưa nói: Những công trình cao ốc, đường sá, công trình công.. được hình  thành hầu hết chỉ có cái bề ngoài. Bên trong đã bị rút ruột dẫn đến chất lượng rất kém. Chỉ một thời gian ngắn xuống cấp, hư hỏng.. tiền của để tu bổ, khắc phục tốn kém hơn cả tiền đầu tư. Thực tế đã chứng minh rõ ràng, nhất là ở các công trình cầu đường, chung cư, công trình công..  Khi tỷ lệ tăng trưởng, tích lũy từ cái lợi thu được từ các công trình như thế không bằng tỷ lệ tốc độ tổn thất do hư hại thì tất cả sẽ trở về con số không.
Công trình lộ cốt tre
Cầu mới làm đã hỏng.










Nguy cơ đói nghèo, bế tắc trong cuộc sống luôn rình rập thường trực trong đại đa số người dân lao động chỉ rõ cái bất ổn trong phương cách quản lý, phát triển kinh tế, xã hội ở Việt Nam hiện nay.

Nhìn xa hơn. Trong khi thị trường bất động sản đóng băng, kinh tế khủng khoảng toàn diện.. Việc không điều tiết được giữa cung và cầu ở vấn đề quy hoạch các khu dân cư, các khu công nghiệp, dịch vụ giải trí.. Dẫn đến hàng loạt các khu công nghiệp đầu tư hạ tằng rồi bỏ hoang, những khu cân cư xây lên bán không có người mua, các sân Golf chỉ dành cho một nhóm đại gia lèo tèo  tới chơi ở khắp nơi. Nhưng lại vẫn bất chấp để tiếp tục những cưỡng chế, giải tỏa thêm. Không chỉ làm tiêu tốn tiền bạc của dân mà còn đẩy thêm nhiều người dân vào cảnh cùng quẫn do mất đi cái nền tảng xây dựng lâu dài, gia tăng các bất ổn cho xã hội. Trong phát triển kinh tế, không thể nói đã lỡ ký một quyết định, phê duyệt một dự án rồi thì bắt buộc phải thực hiện bằng mọi giá khi cái lợi không đủ bù cho cái hại !
Hãy lấy đơn cử riêng việc giải tỏa ở dự án khu dân cư Dương Nội (Hà Nội) làm ví dụ:
Khu căn hộ dự án ngìn tỷ bỏ hoang
Chỉ cần nhìn sơ qua, Tại sao trong khi bao nhiêu căn hộ được xây lên đang bỏ hoang chưa có người mua lại vẫn cố gắng giải tỏa bằng được dẫn đến cái hệ lụy người dân phải ra đường biểu tình phản đối? Không cần xét đến những vấn đề chi tiết phía sau. Chỉ cần nhìn vào thực tế trước mắt thì có thể khẳng định phía sau dự án có vấn đề bất ổn. Cả ở khía cạnh kinh tế và chính trị.

Chính trị sai lầm.
Nói ví von chính trị Việt Nam như một kẻ mù lòa, nghe có vẻ hơi sốc, hơi nặng.  Nhưng nếu nhìn nhận một cách thẳng thắn thì không hẳn là nặng. Dù là khía cạnh nhạy cảm, nhưng nếu nhìn nhận nó như một cái nhìn thẳng mà tìm ra cái lý giải hướng tới sự xây dựng thì sẽ rất đơn giản.
Các quan chức, các nhân viên công lực nhà nước Việt Nam có thói quen thành bệnh rất kỳ lạ: Hễ cứ đụng chạm tới bất cứ từ ngữ nào có hơi hám chính trị, chế độ, quyền lực.. là coi đó là phản động, là chống đối, chỉ trích ! Gần như không hề thấy một biểu hiện nào minh chứng rõ rệt rằng họ lắng nghe những phê bình như một sự góp ý, xây dựng. Nếu không quy kết ngay cá nhân người phê bình là phản động thì họ lại lý giải rằng những phát ngôn đó là "gây mất đoàn kết; kích động; có thể bị thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc..".v.v và v.v. Cái này cũng có thể gọi là bệnh sợ. Sợ bị mất quyền lực, sợ bị tổn hại, sợ mắt mặt...

Chuyện xây dựng đất nước trên nền tảng chế độ là CNXH, CNCS hay bất cứ cơ sở lý luận nào cũng phải thể hiện được giá trị lợi ích và sự phát triển. Tên gọi hay danh nghĩa nào thực chất không quá quan trọng vì với đa số người dân không mấy ai quan tâm tới cái học thuyết chính trị của chế độ. Họ chỉ cần nhìn thấy thực tế và qua thực tế đánh giá về chế độ mà thôi. Chỉ xét riêng cái phát ngôn của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: "Đến hết thế kỷ này chưa chắc có thấy XHCN ở Việt Nam hay không" (!) thì cũng đủ thấy cái gọi là CNXH nó xa vời và mờ ảo như thế nào!
Cứ cho là chế độ sẽ có một giải pháp nào đó để có thể xây dựng được nó đi thì giải pháp đó là gì? Không có một ai đưa ra một cơ sở lý luận nào khả dĩ thuyết phục được cả! Điều đó rât dễ hiểu: Những sai lầm khi thực thi các chính sách trong thực tiễn cho thấy sự phát triển của VN trong suốt gần một thế kỷ qua quá chậm, tụt hậu quá xa so với tốc độ phát triển của các nước khác trên thế giới. Chính quyền đã đặt việc ổn định về mặt an ninh, bảo toàn quyền lực quá nhiều mà không có nền tảng chính trị có tính bền vững
Nhìn vào thực tế, trong đối ngoại thì việc kiên trì theo đuổi cái gọi là "quốc gia trung lập" đối với VN là ảo tưởng. Vị trí địa chính trị của VN chỉ có thể trung lập khi VN là một cường quốc mạnh cả về kinh tế lẫn quân sự.Điều này thì không thể có rồi, hậu quả cũng đã nhìn thấy rồi. Việc ngày nay VN đang đôi mặt với thách thức trên Biển Đông chỉ là một ví dụ nhỏ. Mặc dù phải thẳng thắn là VN đã mất đi quá nhiều chủ quyền về lãnh thổ. Nếu coi vùng lãnh hải cũng là máu thịt thiêng liêng, thuộc chủ quyền quốc gia thì 1/2 chủ quyền quốc gia ấy đã bị Trung Quốc chiếm cứ. Tranh chấp Biển Đông hiện nay chỉ là  tiếp tục đối mặt với nguy cơ mất chủ quyền thêm nữa mà thôi. Cách xác định rất đơn giản: Chủ quyền lãnh hải của VN nếu nguyên vẹn thì  lớn gấp hơn 3 lần diện tích lãnh thổ. Ngày nay phạm vi tạm coi là an toàn chỉ còn khoảng 1/3 (dưới 80 hải lý).
Không thể thấy cái lợi trước mắt rằng quan hệ với TQ đem lại chút ít quyền lợi về kinh tế để biện minh cho việc phải nhũn nhặn, phải quỳ lụy trước TQ bằng mọi giá !
Không thể có một lập luận nào giải thích thuyết phục nổi người dân khi bản thân họ đổ máu, mất mạng, tán gia bại sản, bị ngăn chở khi kiếm sống trên vùng biển của cha ông để lại mà có thể gọi là "anh em tốt, láng giềng tốt" được! Cũng không thể thuyết phục được người dân rằng: Chế độ sẽ đảm bảo đặt lợi ích, chủ quyền quốc gia lên trên hết khi kẻ thù ngày đêm gây hấn, xâm lược. Phạm vi chủ quyền ngày càng bị mất dần, bị thu hẹp mà vẫn im lặng, vẫn giải thích kiểu úp úp, mở mở.


Ở đâu cũng thấy sự câm nín, vô cảm, nghi kỵ.
Trong cộng đồng giữa người dân với nhau. Chỉ cần suy nghĩ trước hiện tượng một việc làm tốt bị suy diễn, nghi ngờ như thế nào thì đủ hiểu cái nhân tâm thế nào, không cần bàn nhiều cũng hiểu.
Về phía chế độ - cội nguồn tạo ra định hướng quan hệ trong cộng dồng xã hội - Sự câm nín, vô cảm từng được báo chí và không ít quan chức cấp cao thừ nhận và gọi là "sự im lặng đáng sợ". Nó đáng sợ bởi khi câm nín thì người ta không thể đoán biết được đang im lặng lắng nghe hay phớt lờ, bất chấp!
Có một triết lý rất rõ ràng: Không phải số đông bao giờ cũng đúng. Nếu cứ tự cho "tập thể lãnh đạo" luôn đúng mà phớt lờ những ý kiến của cá nhân thì khi cái tập thể ấy sai đồng nghĩa với việc cả cái tập thể ấy dẫn nhau đi vào chổ chết !

Khập khễnh đến thảm hại.
Mô hình cái gọi là "nền kinh tế thì trường theo định hướng XHCN" đã cho thấy sự què quặt, khập khễnh nhất trong các chính sách phát triển. Trong các học thuyết kinh điển, không hề tồn tại một dung hòa nào theo hướng từ  XHCN hướng về Tư bản cả. Chủ nghĩa Mác-Lê xác quyết đích cuối cùng là sự tận diệt chế độ tự bản, điều đó nó đồng nghĩa việc triệt tiêu quyền sở hữu cá nhân đối với các giá trị thặng dư mà theo logic phải là đương nhiên. Việc đưa ra khái niệm về "giai đoạn quá độ" bản thân nó đã chứng minh qua thực tế là chỉ tạo ra sự tích lũy cho một bộ phận những ông chủ mới mà ngày nay gọi là "tư bản đỏ". Sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo một cách khủng khiếp ở tất cả các nước thuộc khối XHCN trước đây và cả hiện nay cho thấy rất rõ mà VN cũng không ngoại lệ.
Kết hợp với sự lợi dụng, lạm quyền, bất chấp luật pháp..nó chỉ ra rằng Cái định hướng ấy chỉ phục vụ cho mục tiêu đem lại quyền lợi cho giai cấp cầm quyền (cai trị) và đẩy người dân (giai cấp bị trị) thành những kẻ ăn mày. Nhận sự ban phát kiểu bố thí từ tầng lớp cai trị.
Ngay trong các cách dùng từ, cách ban hành những văn bản pháp luật, hành chính cũng thể hiện sự khập khễnh rất khó coi nếu không nói là không thể chấp nhận vì sự phi lý của nó.
Đơn cử một số ví dụ:
VD 1: Trên giấy yêu cầu làm việc của cơ quan công an với một cá nhân nào đó phục vụ điều tra thì là giấy mời. Nhưng khi người ta từ chối thì lại quy là "chống đối".
VD 2:Khi người dân khiếu nại, không xử lý ngay, dứt điểm.. để dồn ứ lại thì lại ngăn cấm, quy cho người dân là khiếu kiện đông người. Ngay cả khi những vụ việc liên quan nhiều người thì (thường thấy trong đền bù, giải tỏa..) lại bắt người dân ủy quyền cho một số người nào đó. Trong khi bản thân những người đại diện chính quyền tại chỗ - là những người đã được cử ra đại diện cho dân - lại không đứng ra bảo vệ quyền lợi cho cộng đồng những người có liên quan vụ việc ấy. Vậy nhóm người được ủy quyền trong một vụ khiếu kiện do dân tự cử ra là chủ thể nào trong hệ thống pháp lý? Thậm chí đến QH là cơ quan quyền lực cao nhất đại diện cho dân nhưng ông Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng còn nói "QH là dân, dân quyết sai thì dân chịu" thì thử hỏi ai sẽ đảm bảo quyền lợi cho dân?
Ông Nguyễn Sinh Hùng và phát ngôn gây sốc
VD 3: Trong quyền tự do ngôn luận: Khi người dân thực hiện các quyền cơ bản của công dân. Nếu phát ngôn những gì chính quyền đồng ý thì mới được coi là hợp pháp. Những phát ngôn có tính phê bình, chỉ trích .. thì lập tức bị quy là "phản động" hoặc "âm mưu kích động". Vậy ý nghĩa về cái quyền giám sát, quyền đóng góp ý kiến xây dựng xã hội của người dân thể hiện ở đâu ? Không cho đưa ra công luận rộng rãi thì làm sao biết ý kiến ấy đúng hay sai, có được lắng nghe hay không?
VD 4: Trong đối ngoại gần đây liên quan tranh chấp Biển Đông, thái độ và lập trường trong các phát ngôn của các quan chức cấp cao cũng thể hiện cái mâu thuẫn khập khễnh khi thì kêu gọi cộng đồng quốc tế ủng hộ, lúc thì lại nói kiểu như giải quyết chuyện trong nhà.. Dân dã thì có thể hiểu kiểu như lừa nhau vậy (!)
...
Chuyện những căn bệnh của xã hội VN thì còn nhiều. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ chính quyền có chịu chữa bệnh và dám quyết tâm chữa hay không mới là điều đáng nói.
Nếu không kiên quyết, không mạnh dạn trao trả bớt quyền lực cho người dân. Không thẳng tay với tham nhũng, lạm quyền thì những căn bệnh sẽ ngày càng nặng. Nó sẽ hủy hoại đất nước trong một thời gian rất gần khi mà các mâu thuẫn đang dồn nén giữa bối cảnh phức tạp như hiện nay.

1 nhận xét:

  1. vì lúc nào cũng đặt quyền lợi cá nhân lên trên hết mỗi khi hành động nên nó mới sinh ra ntn.

    Trả lờiXóa