Hội nghị Shangri-La: Đau ở ngoài, bệnh ở trong
Tuần này, mạng xã hội có mấy tin khá ồn ào, đó là chuyện QH Việt Nam bất ngờ đưa Luật Biểu tình vào dự thảo. Quyết định đưa vào năm 2015. Chuyện các phát biểu trong và bên lề Hội nghị Shangri-La..Sau đó là "tọa đàm thoát Trung".
Tọa đàm "thoát Trung" tại Hà Nội |
Có lẽ câu phát biểu của Tiến sĩ Nguyễn Quang A đã tóm gọn khá đầy đủ ý tứ trong cái gọi là thoát Trung: "Thoát Trung nghĩa là thoát cộng toàn trị". Vâng! Tôi không nói là "Cộng toàn trị" mà chỉ nói là phải thoát chế độ toàn trị.!
Cái lý do rất đơn giản là: Khi một chế độ nắm giữ mọi quyền lực thì việc chế độ ấy quyết định thế nào mới là yếu tố quyết định nó ra sao! Mọi bàn luận, ý kiến đều trở thành vô nghĩa khi chế độ cai trị không chấp nhận. Cụ thể: Việc Việt Nam có thoát Trung hay không là do Đảng CSVN quyết định.
Trong bối cảnh hiện tại, Đảng và nhà nước VN vẫn khẳng định TQ là "anh em trong nhà"; "kiên trì xây dựng mối quan hệ tốt đẹp"... thì chắc chắn không có bất cứ ý kiến nào có giá trị ích lợi hay có ý nghĩa quyết định nào cả, chưa cần biết nó đúng hay sai.
Nói như vậy, không có nghĩa là phủ nhận nhiệt tình của các nhân sĩ, trí thức đã tham gia tọa đàm. Cũng không phải là để khẳng định rằng không thể thoát Trung. Mà phải nhìn thẳng vấn đề để hiểu rõ phải bắt đầu từ đâu.
Từ góc độ quan hệ chính trị: Một nước nhỏ ở bên cạnh một nước lớn, nhất là một nước lớn quá nhiều tham vọng và cái máu bành trướng như TQ thì chuyện bị o ép, bị ràng buộc ít nhiều là không tránh khỏi.
Vậy "thoát Trung" của VN là thoát điều gì?
Nếu nhìn vào thực tế, hãy xem xét từng góc độ mà chúng ta đã và đang nhìn thấy:
Về giáo dục:
Sách in cờ TQ |
Về kinh tế:
Dép TQ chứa chất độc dưới đế |
Về chính trị:
Một chế độ muốn thoát khỏi sự ảnh hưởng bởi một chế độ khác thì trước hết đất nước của chế độ đó phải mạnh, nên chính trị áp dụng phải thuyết phục được lòng dân.
Chế độ hiện nay của Việt Nam. Nhìn lại giai đoạn trước và sau khởi nghĩa 1945, có thể nói Đảng CSVN đã nhận được sự ủng hộ gần như tuyệt đối của nhân dân. Sau giai đoạn cải cách ruộng đất thì một bộ phận không nhỏ là các nạn nhân, thành phần trung, phú nông, tư sản..đã không còn ủng hô, tuy chưa đến mức ra mặt chống đối vì e sợ quyền lực. Nhưng sự oán hận chắc chắn không tránh khỏi. Một bộ phận khác bắt đầu nghi ngờ tính chính nghĩa và khía cạnh đạo đức của chế độ. Giai đoạn 1958 đến 1975, các tài liệu và chứng cớ do chính truyền thông nhà nước đưa ra đã minh chứng chế độ lúc đó chủ yếu dựa vào Liên Xô, sau đó là TQ để tiếp tục thực hiện công cuộc giành quyền lực mà đỉnh điểm là cuộc tiến công thống nhất hai miền Nam - Bắc.
Cuộc tiến công giải phóng miền nam, xét trên quan hệ nội tại thì đó là cuộc nội chiến, vì Mỹ đã chính thức rút quân hoàn toàn từ 1973. Dù cho cả hai chính quyền Nam - Bắc lúc đó đã không chú trọng vấn đề thống nhất đất nước bằng tổng tuyển cử, thì việc nỗ lực thực thì thống nhất bằng vũ lực không chỉ vi phạm chính Hiệp định Gionevo mà các bên đã ký mà việc sau biến cố chiến tranh biên giới phía Bắc với TQ 1979, lãnh đạo cao nhất của chế độ là ông Lê Duẩn thừa nhân cùng các tài liệu liên quan khác cho thấy chính quyền miền Bắc - Đồng thời là chính quyền ngày nay - Đã dựa vào TQ để có đủ sức mạnh tiến công miền Nam.
Thống nhất miền Nam |
Về căn bản, người dân miền Nam lúc đó ồ ạt di tản phần lớn là do tâm lý sợ hãi bởi tuyên truyền là chính. Nhưng những hệ lụy chính trị luôn có nguồn gốc từ sự chính danh của chế độ. Nó là nguyên nhân sâu xa hình thành nên sự mâu thuẫn giữa chế độ với người Việt hải ngoại ngày nay.
Nó là mâu thuẫn tất yếu đương nhiên sẽ có do chính chế độ tạo ra, nên việc nói một bộ phận người Việt hải ngoại là "phản động" thì chưa hẳn chính xác ở ý nghĩa: Phản động là hoạt động làm phản đối với chế độ. Vì họ từ là nạn nhân mà chống lại chứ chưa từng gắn bó với chế độ sao gọi là làm phản?
Chính việc không nhìn nhận thẳng thắn mâu thuẫn để tìm đến một giải pháp hóa giải mâu thuẫn đã dẫn tới những thất bại chính trị đối với cộng đồng hải ngoại và cả người dân trong nước.
Việc gia tăng các phương cách gây sức ép, quy chụp, thậm chí vu khống những người dám nói thẳng quan điểm của mình mà chính cá nhân tôi và rất nhiều người khác đã và đang gặp phải là một ví dụ sẽ tiếp tục gia tăng một mâu thuẫn mới từ vấn đề bất mãn, chán ghét từ người dân với chế độ.
Về tầm vóc tri thức, bản lĩnh quản lý đất nước.
Viện sĩ Trần Đại Nghĩa |
Điều đáng chú ý nhất là lịch sử của dân tộc VN từ ngàn xưa tới nay rất hiếm người có học vấn cao làm Vua nhưng có không ít những ông Vua nổi tiếng, đã có những triều đại vàng son đi vào lịch sử. Chính là nhờ cái tâm, cái đức.
Thẳng thắn mà nói: Chế độ ngày nay ngoại trừ ông Hồ Chí Minh làm được điều này thì có thể nói các lãnh đạo sau này chưa có ai làm được. Dù đó là đạo đức giả hay đạo đức thật thì phải thừa nhận rằng thời kỳ do Hồ Chí Minh lãnh đạo, đã thuyết phục được khá nhiều người có học vấn, trí thức cao giúp việc. Ngày nay, dù chính quyền đã áp dụng nhiều ưu đãi vật chất nhưng vẫn bị chay máu chất xám, không thuyết phục được các trí thức, nhà khoa học giỏi về hợp tác với chế độ nguyên nhân chính là không thuyết phục được nhân tâm. Việc cố gắng đào tạo thật nhiều các "trí thức bằng cấp" mà không định hướng được nhân tâm đã dẫn đến thực trạng trí thức thất nghiệp, hàng vạn Tiến sĩ, kỹ sư.. nhưng không có các công trình hay đóng góp nào ghi được dấu ấn, thua sút nhiều mặt vế trình độ thực tiễn so với những tầm lớp trí thức không bằng mà trưởng thành từ thực tế.
Giao1 sư Ngô Bảo Châu |
Với tầm vóc, khả năng quản lý đất nước như vậy. Liệu có đủ khả năng quyết định việc "thoát Trung" hay không? Tôi nghĩ là không !
Vế quân sự:
Sức mạnh quân sự là một trong những yếu tố rất lớn trong việc xác định mực độ lệ thuộc chính trị với nước ngoài. Thực tế VN hiện nay, chính quyền vì mục tiêu bảo vệ chế độ với cách nhìn nhận chú trọng ngăn chặn nguy cơ từ người dân đã bị thổi phồng từ đâu đó. Nó thể hiện rất rõ ở số lượng nhân viên ngành AN, Cảnh sát các loại, sức chi phối trong quyền lực ở mọi lĩnh vực ra sao.. khi thậm chí nhiều người nói bây giờ là chế độ CA trị (!)
TQ xua tàu tràn ngập Biển Đông |
Nhận thức thực tế trong tranh chấp biển Đông với TQ. Đúng là dù VN có đầu tư đến đâu cũng không thể cân bằng với một TQ hùng mạnh.Nhưng tại sao Philipin yếu như vậy mà dám dứt khoát đối đầu với TQ? Đơn giản là vì Philipin là đồng minh của Mỹ. Việc lựa chọn quan điểm trung lập, không tham gia bất cứ liên minh quân sự nào (trong khi thực tế lại bị lệ thuộc vào TQ) không chỉ là sai lầm mà là sai lầm nghiêm trọng với một Việt Nam có quá nhiều nhạy cảm trong vấn đề vị trí địa chính trị. Cứ đeo đuổi chính sách này, VN sẽ mãi mãi bị các cường quốc chi phối theo các toan tính của họ.
Một góc độ khác: Theo dõi những diễn biến cụ thể gần nhất xung quanh vấn đề tranh châp trên biển Đông. Việc gần đây, TQ chuyển hướng gia tăng việc tấn công tàu cá của ngư dân cho thấy quyết tâm ép VN vào một cuộc đối đầu vũ trang của TQ lớn thế nào. Việc các tàu của TQ vào sâu tận cửa sông cảng Dung Quất năm 2011, và mới nhất là đâm tàu ngư dân ngay trong vùng biển Cửa Lò (Nghệ An) cho thấy cái bất lực của quân đội thế nào.
.....
Tóm lại: Việc thoát Trung chỉ có một con đường duy nhất. Nằm ở yếu tố duy nhất, đó là chế độ cầm quyền. Một chính sách (có hay không) phù hợp, đảm bảo mở ra con đường giải quyết các xung đột trong tư tưởng cộng đồng nhân dân. Tập hợp được sức mạnh và sự ủng hộ từ những bên mà sự lệ thuộc của VN ít bị tổn hại nhất sẽ quyết định cho vấn đề thoát Trung hay không.
Qúa nhiều người dân đã bị ru ngủ về mối nguy hiểm từ TQ nên phần quyết định nghiêng về chế độ. Câu nói "VẬN MỆNH TƯƠNG THÔNG" mà TQ gửi tới Đảng CSVN giờ đây là sự thật không cần phải giấu giếm.
Lựa chọn của ĐCSVN thế nào có nhiều cách nhìn nhận để đặt ra giả thiết. Hãy chờ xem.
Thoát hay không thoát Trung khi dân VN vẫn chết? |
Ghi chú: Nguồn hình ảnh internet.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét